1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

VietinBank lấy ý kiến cổ đông về việc trả cổ tức bằng tiền mặt

(Dân trí) - Sau BIDV, đến lượt VietinBank trưng cầu ý kiến cổ đông về việc trả cổ tức bằng tiền. Trước đó, Bộ Tài chính cũng đã có chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại hai ngân hàng này biểu quyết chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước.

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa công bố thông tin Nghị quyết Hội đồng Quản trị số 641 về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua việc trả cổ tức năm 2015 của VietinBank bằng tiền mặt.

Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng là ngày 15/12; ngày gửi phiếu lấy ý kiến cho cổ đông dự kiến là ngày 20/12; thời gian tiếp nhận phiếu ý kiến của cổ đông, dự kiến từ ngày 20/12 đến 17h chiều ngày 30/12.

Và dự kiến đến ngày 30/12 là ngày tổng hợp ý kiến cổ đông về việc có hay không trả cổ tức bằng tiền mặt. Theo đánh giá, với phần vốn Nhà nước hiện là 64,46%, nhiều khả năng phương án trả cổ tức bằng tiền của VietinBank cũng sẽ được thông qua.


Tính toán của giới phân tích cho thấy, trong trường hợp BIDV và VietinBank chi trả cổ tức tiền mặt tương ứng ở mức 8,5% và 8%, ngân sách Nhà nước sẽ thu về khoảng 2.700 tỷ đồng từ BIDV và 1.900 tỷ đồng từ VietinBank.

Tính toán của giới phân tích cho thấy, trong trường hợp BIDV và VietinBank chi trả cổ tức tiền mặt tương ứng ở mức 8,5% và 8%, ngân sách Nhà nước sẽ thu về khoảng 2.700 tỷ đồng từ BIDV và 1.900 tỷ đồng từ VietinBank.

Trước đó, vào cuối tháng 10 vừa qua, HĐQT BIDV đã quyết định trả cổ tức 8,5% bằng tiền mặt. Ngày 21/11 là ngày mà ngân hàng này chính thức trả cổ tức cho các cổ đông.

Còn nhớ, vào hồi cuối tháng 5, Bộ Tài chính đã có chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại hai ngân hàng BIDV và VietinBank biểu quyết chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước. Thậm chí, Bộ Tài chính đã phải gửi công văn sang Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề nghị can thiệp vấn đề chia cổ tức bằng tiền mặt tại hai ngân hàng này.

Ban đầu, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015, cả hai ngân hàng này đều cam kết sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ trên dưới 10% nhưng sau đó đều lỡ hẹn.

NHNN hiện nắm giữ 95,28% vốn điều lệ của BIDV và 64,46% vốn điều lệ của VietinBank. Tính toán của giới phân tích cho thấy, trong trường hợp BIDV và VietinBank chi trả cổ tức tiền mặt tương ứng ở mức 8,5% và 8%, ngân sách Nhà nước sẽ thu về khoảng 2.700 tỷ đồng từ BIDV và 1.900 tỷ đồng từ VietinBank.

Tuy nhiên, theo Công ty chứng khoán TPHCM, việc này sẽ đặt cả hai ngân hàng vào tình huống khó nếu xét về tỷ lệ an toàn vốn. HSC tính toán, nếu chi cổ tức bằng tiền cho ngân sách, đồng thời hai ngân hàng cũng phải trả cho các cổ đông nói chung. Như vậy, điều này sẽ làm suy giảm tỷ lệ CAR của mỗi ngân hàng từ 0,3% đến 0,4%.

Đề cập tới vấn đề tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính, để triển khai các biện pháp nâng cao năng lực tài chính theo yêu cầu của NHNN, Chính phủ; ngày 8/6, BIDV đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc tháo gỡ khó khăn đối với giải pháp tăng vốn điều lệ của BIDV.

Còn với VietinBank, theo lý giải của ngân hàng này, đại hội đồng cổ đông VietinBank 2016 đã đồng thuận giữ lại lợi nhuận. Trước đó, ngân hàng này cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ trong việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt; trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, VietinBank đã nộp về ngân sách khoảng 10 ngàn tỷ đồng, với tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân hàng năm từ 10-16%.

“Trong giai đoạn hiện nay, khi VietinBank đang tiến tới thực hiện tính toán vốn theo Basel II; ngân hàng đã và đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chuyển dịch cơ cấu tài sản theo hướng an toàn bền vững, song để đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Basel II thì nhu cầu tăng vốn của VietinBank là rất cấp thiết. Tuy nhiên, hiện tại dư địa tăng vốn của VietinBank là tương đối hạn chế do hiện tại tỷ lệ sở hữu nhà nước tại VietinBank đã chạm ngưỡng tối thiểu (64,46%) theo quy định của Chính phủ”, thông tin từ VietinBank cho biết.

Nguyễn Hiền