Việt Nam "vượt mặt" Trung Quốc và Ấn Độ trong xếp hạng BPO

Năm 2015, Việt Nam đã vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng những nước cung cấp dịch vụ “Thuê ngoài tác nghiệp” (BPO) tốt nhất trên thế giới, vượt xa cả Trung Quốc và Ấn Độ.

Đó là thông tin do tờ Gulf Times công bố ngày ngày 19/4.
 
Đó là thông tin do tờ Gulf Times công bố ngày ngày 19/4.
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Dựa trên việc phân tích các yếu tố về chi phí, rủi ro và các điều kiện hoạt động… Việt Nam được xếp thứ nhất trên bảng xếp hạng BPO. Đây là một bước nhảy vọt của Việt Nam, bởi năm 2014, Việt Nam mới chỉ xếp ở vị trí thứ 5. Bảng xếp hạng trên được đưa ra bởi Tập đoàn Tư vấn bất động sản Cushman & Wakefield nổi tiếng của Mỹ.

“Thuê ngoài tác nghiệp” (BPO) hay “Dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp”, “Thuê ngoài quy trình kinh doanh”… là một thuật ngữ dùng để chỉ việc thuê ngoài một đối tác cung cấp các dịch vụ quản lý hằng ngày, quy trình thanh toán, chăm sóc khách hàng, nhập dữ liệu… để giúp một doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn cho các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Lý giải vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng, ông Richard Middleton - giám đốc Cushman & Wakefield cho rằng, thị trường BPO Việt Nam đang được hưởng lợi từ nhiều chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy lĩnh vực gia công phần mềm. 
 
Ông nói thêm, do số lượng dân số ở phân khúc trong độ tuổi lao động dưới 30 tuổi của Việt Nam đang ngày càng tăng. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 1,5 triệu người tham gia vào thị trường lao động cũng là một thế mạnh.
 
“Các chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng giúp ngành công nghiệp phần mềm phát triển với tốc độ nhanh chóng với hơn 1.000 công ty và lực lượng lao động lên tới 80.000 người” – ông cho biết.

Ông Richard Middleto cho rằng, trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là một trong những nhà gia công phần mềm xuất khẩu lớn nhất thế giới, nhà cung cấp dịch vụ BPO và gia công công nghệ thông tin lớn thứ hai của Nhật Bản, chỉ sau Philippines.

"Mặc dù không phải là nơi có dịch vụ gia công phần mềm rẻ nhất thế giới, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến rất cạnh tranh so với các quốc gia khác. Hơn nữa, việc chi phí lao động tại Ấn Độ và Trung Quốc tăng trong thời gian gần đây cũng là một lý do đưa Việt Nam lên vị trí dẫn đầu năm 2015” – ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, danh sách này không tính đến giá trị tổng thể. Nếu theo tiêu chí này, Ấn Độ vẫn là thị trường BPO lớn nhất thế giới với 2,8 triệu nhân công và 19 tỷ USD giá trị xuất khẩu các dịch vụ BPO trong năm 2014. Sau đó đến các nước như Philippines,Trung Quốc, Brazil, Nam Phi và Sri Lanka.

Những đánh giá đáng mừng

Những đánh giá đáng khích lệ về kinh tế Việt Nam được nhiều tổ chức hàng đầu thế giới đưa ra là tín hiệu khả quan. Liên Hiệp Quốc cho rằng những chiến lược và nỗ lực của Việt Nam đã đưa đất nước từ chỗ là một trong những quốc gia nghèo khó trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và tăng trưởng nhanh chóng.  Điều đó rất đáng ghi nhận và hứa hẹn một sự phát triển mới trong tương lai.

Liên Hiệp Quốc cũng cho rằng, những tiến bộ đạt được của Việt Nam trong những năm qua chủ yếu bắt nguồn từ những cải cách kinh tế được duy trì liên tục, sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới và một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

Theo Ngân hàng thế giới (WB), trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,4%/năm. Tuy tăng trưởng kinh tế còn thấp và nằm dưới mức tiềm năng nhưng Việt Nam đã thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô.

Lạm phát giảm từ mức đỉnh 23% vào thời điểm tháng 8/2011 xuống còn 4,2% tháng 8/2014. Xuất khẩu vẫn là cỗ máy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng.

Bên cạnh đó,  Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, Việt Nam đã là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới kể từ năm 1990 và đạt thu nhập trung bình vào năm 2010. 
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế đã suy giảm từ mức trung bình 7,3% trong những năm 2000-2007 xuống 5,7% trong 2008-2013, do những cải cách cơ cấu diễn ra chậm và tình trạng thiếu ổn định trên toàn cầu.

Theo hãng tin Bloomberg, Việt Nam có tiềm năng để trở thành “con hổ” châu Á. Cơ sở cho sự cất cánh đó được Bloomberg đã chỉ ra, rằng kinh tế Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu của sự bứt phá như, năm 2014, Việt Nam đã vượt qua các đối tác trong khu vực để trở thành nước dẫn đầu trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á về xuất khẩu sang Mỹ. 

Tiếp đó, báo cáo “Thế giới năm 2050” của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers LLP (PwC) cho rằng, Việt Nam có tiềm năng để trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2014-2050. 

PwC nhận định, không chỉ là quốc gia Đông Nam Á có lợi thế về chi phí sản xuất rẻ hơn thay thế nước láng giềng Trung Quốc, Việt Nam còn là điểm đến ổn định về chính trị cho những doanh nghiệp Nhật Bản đang muốn mở rộng đầu tư trong khu vực trong bối cảnh xảy ra những bất đồng Trung-Nhật.

Theo Trí Lâm (Tổng hợp)
Một Thế giới
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”