Vì sao WTO sắp có nữ lãnh đạo đầu tiên lại khiến Trung Quốc “khó xử”?
(Dân trí) - Hai ứng cử viên cuối cùng của cuộc đua giành vị trí lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã được quyết định, đó là bà Ngozi Okonjo-Iweala của Nigeria và bà Yoo Myung-hee của Hàn Quốc.
Vào hôm 8/10, người phát ngôn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông báo tổ chức này sẽ có nữ lãnh đạo đầu tiên, sau khi hai nữ ứng cử viên gồm bà Ngozi Okonjo-Iweala của Nigeria và bà Yoo Myung-hee của Hàn Quốc đã lọt vào vòng cuối cùng trong cuộc chạy đua trở thành tân Tổng giám đốc WTO.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala là cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria, trong khi bà Yoo Myung-hee đang giữ chức Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc.
Trung Quốc được cho là ủng hộ một ứng cử viên từ châu Phi cho vị trí này, nhưng các chuyên gia thương mại ở đại lục nói rằng Bắc Kinh “có lo ngại về cả hai ứng cử viên”.
Nếu giành chiến thắng, bà Okonjo-Iweala sẽ là vị lãnh đạo người châu Phi đầu tiên của WTO, trong khi bà Yoo sẽ là người châu Á thứ hai, sau bà Supachai Panitchpakdi của Thái Lan, người đứng đầu tổ chức này từ năm 2002-2005.
Theo giới quan sát quốc tế, từ lâu Bắc Kinh đã bày tỏ thiện cảm về một ứng cử viên châu Phi hơn, tuy nhiên, các chuyên gia thương mại ở đại lục cho biết, Trung Quốc có lo ngại về cả hai ứng viên lọt vào vòng chung kết.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala là cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria, và cũng là ngoại trưởng nước này. Bà là người phụ nữ đầu tiên giữ cả hai vị trí này. Bà Okonjo-Iweala đã làm việc tại Ngân hàng Thế giới (WB) trong 25 năm, từng giữ cương vị giám đốc điều hành.
Bà Okonjo-Iweala cho phép công bố chi tiêu tài chính của chính quyền Nigeria trên báo chí, giúp tăng minh bạch trong quản trị. Với sự hỗ trợ của WB và IMF, bà cho xây dựng hệ thống quản lý điện tử cho chính phủ.
Bà Okonjo-Iweala cũng có công trong việc giúp đỡ Nigeria lần đầu tiên đạt mức đánh giá tín dụng BB Minus từ tổ chức Fitch Ratings and Standard & Poor’s năm 2006. Bà là người có tên tuổi và uy tín trên trường quốc tế, có quan hệ tốt với nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy vậy, việc vị cựu bộ trưởng tài chính Nigeria Okonjo-Iweala sở hữu hộ chiếu Mỹ và đã có nhiều năm làm việc tại Washington và Ngân hàng Thế giới, càng làm tăng thêm nhận thức rằng bà có quan hệ gần gũi với Mỹ.
Nhưng nếu bà Yoo giành chiến thắng, điều đó có thể làm hỏng cơ hội nắm giữ vị trí Phó Tổng giám đốc WTO của Trung Quốc, do lo ngại về cân bằng khu vực trong giới lãnh đạo.
WTO có bốn đại biểu, một trong số đó được đảm bảo là người Mỹ, với ba vị trí còn lại luân phiên giữa Mỹ Latinh, châu Phi, châu Âu và châu Á. Yi Xiaozhun của Trung Quốc là cấp phó từ năm 2013.
Trước đó, các chuyên gia suy đoán rằng, Trung Quốc sẽ dồn toàn lực để hỗ trợ cho một ứng viên từ khu vực được Bắc Kinh đầu tư mạnh tay thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường. Trung Quốc và các quốc gia châu Phi chia sẻ chung mối quan tâm đối với việc đưa ra các quy tắc thương mại cho những ngành hàng truyền thống như nông nghiệp và thủy hải sản.
“Kết quả vòng hai của cuộc đua chủ tịch phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi,” một học giả quen thuộc với quan điểm của Trung Quốc cho biết. “Trung Quốc lo ngại về cả hai ứng cử viên. Đó là một sự đánh đổi khá khó khăn giữa hai người.
Nhưng theo quan điểm cá nhân của tôi, chức vụ Phó Tổng giám đốc WTO rất quan trọng đối với Trung Quốc, vì vậy Trung Quốc sẽ xem xét điều này một cách nghiêm túc. Ngoài ra, mặc dù Ngozi [Okonjo-Iweala] có hộ chiếu Mỹ, thì bà vẫn là đại diện cho châu Phi. Đồng nghĩa với việc là các vấn đề thương mại và phát triển sẽ có ý nghĩa quan trọng trong chương trình nghị sự WTO của bà. Điều này phù hợp với kỳ vọng của Trung Quốc đối với cải cách WTO”.
Kong Qingjiang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Luật WTO Trung Quốc, đồng ý rằng các ứng cử viên cuối cùng không phải là “sự hài lòng hoàn toàn của Trung Quốc”, nhưng sẽ được chấp nhận.
Bà Yoo là nữ Bộ trưởng Thương mại đầu tiên của Hàn Quốc và đã dành gần như toàn bộ sự nghiệp của mình để làm việc riêng về các vấn đề thương mại, giúp đàm phán các thỏa thuận thương mại với cả Mỹ và Trung Quốc.
Bà Okonjo-Iweala đã có một thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực chính trị và chủ nghĩa đa phương, từng hai lần giữ vai trò bộ trưởng tài chính Nigeria, đồng thời giữ các vai trò cấp cao trong Ngân hàng Thế giới.
Trong các cuộc phỏng vấn trước đó với SCMP, cả hai ứng cử viên cho biết, họ sẽ tập trung vào việc hoàn thành các cuộc đàm phán hiện có của WTO về thủy sản và thương mại điện tử để mang lại cảm giác tiến bộ cho thể chế, vốn đã chứng kiến chức năng đàm phán thất bại và khả năng giải quyết tranh chấp cao nhất.
Cả hai đều cho rằng việc đạt được những mục tiêu thực tế như thế này có thể khuyến khích Mỹ và Trung Quốc đưa tranh chấp thương mại kéo dài của họ lên bàn đàm phán của WTO.
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào năm 2017, ông đã công khai chỉ trích rằng WTO “không công bằng” đối với Washington, đặc biệt là trong những tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ đã từ chối những lệnh triệu tập từ Cơ quan phúc thẩm, cấp cao nhất trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO.
Liên minh châu Âu và 16 nước thành viên WTO, bao gồm Trung Quốc chứ không phải Nhật Bản hay Mỹ, đã nhất trí vào tháng 1 trong việc thiết lập một hệ thống kháng cáo tạm thời, chính thức đi vào hoạt động ngày 30/4.