1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Vì sao Trung Quốc bỗng nhiên mua nhiều dầu của thế giới?

Các nhà phân tích dầu hiện nay nhận định, giá dầu thô của thế giới đang lên xuống thất thường, tuy nhiên Trung Quốc lại đang mua vào rất nhiều dầu vì nhu cầu tăng cao.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Diễn biến của thị trường dầu đang rất phức tạp. Nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ đóng vai trò rất quan trọng đối với giá dầu, tuy nhiên, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu thế giới chính là tốc độ tăng trưởng nhu cầu từ Trung Quốc.

Tiêu thụ dầu ở Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng và liên tục kể từ năm 1990. Sự gia tăng ổn định trong nhu cầu của Trung Quốc đã khiến cho thị trường dầu thắt chặt và dẫn đến khủng hoảng tài chính.

Khi xét về yếu tố quyết định giá dầu của thế giới, các phân tích chỉ tập trung đến những gì đang xảy ra ở Texas và Bắc Dakota cũng như quyết định của Vienna. Tuy nhiên, mọi người lại bỏ qua Trung Quốc, một quốc gia được xem là quan trọng nhất trong việc quyết định thị trường dầu thế giới.

Trên thực tế, Trung Quốc đang chiếm một lượng lớn về nhu cầu sử dụng dầu trong thế kỷ 21. Vào tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã nhập 7,4 triệu thùng mỗi ngày, đây là một con số cao kỷ lục và đã đưa Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, một vài tháng sau đó, nhu cầu sử dụng dầu của Trung Quốc đã giảm mạnh, chỉ 5,5 triệu thùng mỗi ngày. Nguyên nhân là do các nhà máy lọc dầu ở quốc gia này buộc phải ngừng để bảo trì. Theo đó có thể thấy, Trung Quốc đã đóng một vai trò quyết định đến thị trường dầu của thế giới.

Có lẽ, mức độ nhập khẩu dầu cao đặc biệt như vậy của Trung Quốc có thể chỉ là tạm thời, vì Trung Quốc chỉ nắm lấy cơ hội giá dầu thấp để thực hiện mục tiêu nhiều dầu để dự trự.

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra khi Trung Quốc ngừng mua dầu dự trữ?

“Chúng ta cần hiểu được những vấn đề ẩn chứa trong nhu cầu của Trung Quốc. Bởi lẽ, ở đó sẽ có hai loại nhu cầu, nhu cầu bình thường và dự trữ mang tính chiến lược. Nhu cầu dự trữ mang tính chiến lược thì sẽ không đảm bảo lâu dài”, Jamie Webster của IHS Energy phát biểu với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.

Năm 2014, tốc độ tăng trưởng trong nhu cầu sử dụng dầu của Trung Quốc đã giảm 3% so với năm 2013. Trong các năm trước nữa, tốc độ tăng trưởng lại cao gấp đôi. Việc suy giảm trong nhu cầu sử dụng dầu có thể là do nền kinh tế của Trung Quốc đang chậm phát triển, GDP của Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ thấp nhất trong 1/4 thế kỷ.

Hiện nay, đối với việc ảnh hưởng đến quỹ đạo về giá dầu của thế giới, Trung Quốc đang là quốc gia gây nên nhiều nghi vấn nhất.

Theo Tuyết Nhung 
Một Thế giới/Business Insider
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”