1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Vì sao dự án lắp ráp xe khách của Samco bị thanh tra bổ sung?

(Dân trí) - Chánh Văn phòng UBND TPHCM cho biết, ông đã nghe phản ánh của báo chí cũng như một số cán bộ của Samco về việc tổng công ty này liên danh với Mercedes Benz để thành lập nhà máy lắp ráp ô tô và làm ăn thua lỗ. Theo ông Hoan, lãnh đạo phố sẽ tiếp tục cho thanh tra bổ sung về liên danh này.

Tại cuộc họp báo về Kinh tế xã hội tháng 10/2018 vừa qua, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TPHCM đã trả lời câu hỏi của phóng viên các báo về những "lùm xùm" xảy ra tại Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn TNHH MTV (Samco).

Ông Võ Văn Hoan cho biết, ông đã nghe phản ánh của báo chí cũng như một số cán bộ của Samco về việc tổng công ty này liên danh với Mercedes Benz để thành lập nhà máy lắp ráp ô tô và làm ăn thua lỗ.

Theo ông Hoan, lãnh đạo phố sẽ tiếp tục cho thanh tra bổ sung về liên danh này.

Nhà máy Ô tô Củ Chi (xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi) có sẵn có sở vật chất và Samco chỉ cần đầu tư khoảng 50 tỷ đồng là có thể sản xuất xe khách Fuso Rosa có lãi nhưng Samco đã không chọn phương án này.
Nhà máy Ô tô Củ Chi (xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi) có sẵn có sở vật chất và Samco chỉ cần đầu tư khoảng 50 tỷ đồng là có thể sản xuất xe khách Fuso Rosa có lãi nhưng Samco đã không chọn phương án này.

“Vung tiền quá tay” lỗ ngay chục tỷ

Trong báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND thành phố của Samco giai đoạn 2013 – 2017 và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Samco năm 2017 thì doanh nghiệp này đã thông tin về Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xe chuyên dùng.

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xe chuyên dùng là dự án được sinh ra nhằm triển khai các kế hoạch đầy tham vọng của Samco, điển hình như việc sản xuất dòng xe khách 29 chỗ ngồi Fuso Rosa.

Nhà máy này được Hội đồng thành viên Samco phê duyệt vào tháng 7/2014. Dự án được xây dựng tại lô E3, E4 đường số 10 Khu Công nghiệp Cơ khí Ô tô TPHCM (huyện Củ Chi). Nguồn vốn xây dựng dự án xuất phát từ vốn tự có và vốn vay với tổng mức đầu tư là hơn 118 tỷ đồng.

Đến tháng 12/2015, Hội đồng thành viên Tổng công ty Samco phê duyệt dự án mở rộng nhà máy sản xuất xe chuyên dùng với tổng mức đầu tư là hơn 67 tỷ đồng.

Những khoản đầu tư nói trên của Samco nhằm kết hợp cùng Công ty TNHH Mercedes – Benz Việt Nam (MBV) lắp ráp dòng xe khách Fuso Rosa với tên gọi Nhà máy ô tô Thương mại Samco (SCV).

Samco chi hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhà máy mới tại Khu Công nghiệp Cơ khí Ô tô TPHCM để sản xuất xe khách dẫn đến việc lỗ gần 55 tỷ đồng trong 2,5 năm do đầu tư “quá tay”.
Samco chi hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhà máy mới tại Khu Công nghiệp Cơ khí Ô tô TPHCM để sản xuất xe khách dẫn đến việc lỗ gần 55 tỷ đồng trong 2,5 năm do đầu tư “quá tay”.

Theo kế hoạch ban đầu, Samco chỉ cần đầu tư tối đa là 50 tỷ đồng và tận dụng một phần Nhà máy Ô tô Củ Chi (xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi) hiện hữu để lắp ráp xe khách Fuso Rosa với giá dự tính lắp ráp khoảng 100 triệu đồng/xe là có lãi.

Tuy nhiên, Tổng công ty Samco đã “chơi mạnh” khi quyết định đầu tư hơn 118 tỷ đồng để xây dựng nhà máy mới.

Việc “quá tay” trong đầu tư của Samco đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Cụ thể, theo báo cáo của Samco thì trong năm 2016, Nhà máy Ô tô Thương mại Samco đã lỗ tổng cộng 37 tỷ đồng và năm 2017 lỗ thêm 1 tỷ đồng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến SCV của Samco bị đưa vào diện thanh tra bổ sung.

Được biết, việc “khởi động” dự án, xây dựng, vận hành sản xuất Nhà máy ô tô Thương mại Samco trong giai đoạn từ 2014. Giai đoạn này, ông Nguyễn Hồng Anh là Tổng giám đốc Samco và hiện nay ông Nguyễn Hồng Anh là Chủ tịch Hội đồng thành viên Samco.

Kế hoạch sản xuất xe khách Fuso Rosa của Samco “phá sản” trong 2,5 năm với khoản lỗ ít nhất là gần 55 tỷ đồng nhưng trách nhiệm chưa rõ sẽ thuộc về ai.
Kế hoạch sản xuất xe khách Fuso Rosa của Samco “phá sản” trong 2,5 năm với khoản lỗ ít nhất là gần 55 tỷ đồng nhưng trách nhiệm chưa rõ sẽ thuộc về ai.

Thanh tra bổ sung và cần làm rõ trách nhiệm

Trong một báo cáo lên Samco, ông Nguyễn Đình Hiển, Giám đốc Nhà máy Ô tô Thương mại Samco đánh giá, theo công suất thiết kế ban đầu của dự án, sản lượng sản xuất dự kiến đạt 5.000 xe trong 5 năm, tức 1.000 xe/năm.

Tuy nhiên, trên thực tế, sau 2,5 năm đi vào hoạt động thì sản lượng sản xuất tổng cộng chỉ đạt 460 xe, đạt 18,4% kế hoạch. Sau hơn 2 năm ra mắt, sản lượng kinh doanh của xe Fuso Rosa chỉ đạt khoảng 200 xe, thấp hơn rất nhiều so với sản lượng kỳ vọng là 1.000 xe/năm.

Sau 2,5 năm đi vào hoạt động, dự án đã lỗ tổng cộng gần 55 tỷ đồng, tức gần 50% tổng giá trị đầu tư nhà máy.

Ông Hiển cũng đề xuất lên Tổng công ty Samco đàm phán thanh lý hợp đồng kể từ tháng 9/2017, sau khi hoàn tất lắp ráp xong 500 xe theo đơn hàng đã nhận của Mercedes Benz. Đàm phán đơn giá lắp ráp mới, sửa đổi, bổ sung một số nội dung chưa phù hợp trong hợp đồng và phụ lục hợp đồng cũ, tiếp tục lắp ráp xe Fuso Rosa hoặc một dòng xe khác tương đương.

Một đại diện từ Samco cho biết, nguyên nhân thua lỗ là do chi phí đầu tư nhà máy lắp ráp quá lớn so với nhu cầu dẫn đến khấu hao lớn, đòi hỏi sản lượng lớn. Thế nhưng, sau 2 năm sản phẩm xe khách Fuso Rosa ra thị trường thì không phù hợp nên không thể tiếp tục sản xuất.

Ngay sau đó, vào cuối năm 2017, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) đã chính thức thay Samco để nhận chuyển giao toàn bộ mảng kinh doanh xe khách, xe tải Fuso từ MBV bao gồm: thiết bị, sản phẩm xe, linh kiện phụ tùng, nhân sự, hệ thống đại lý và có trách nhiệm kế thừa dịch vụ sau bán hàng từ 1/1/2018.

Kế hoạch sản xuất xe khách Fuso Rosa của Samco chính thức “phá sản” và doanh nghiệp này tiếp tục “quay về” với việc sản xuất xe chuyên dùng.

Thế nhưng, việc đầu tư “quá tay” hàng trăm tỷ đồng của Samco dẫn đến lỗ hơn 55 tỷ đồng được báo cáo lên UBND TPHCM khá “mờ nhạt” và không cụ thể về các công tác triển khai, vận hành dự án, cũng như trách nhiệm của những người đứng đầu doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước này.

Đầu tư cho nhà máy hàng trăm tỷ đồng nhưng thất bại, Samco quay về với việc sản xuất xe chuyên dùng. Tuy nhiên, việc sản xuất xe chuyên dùng cũng khá “èo uột”, Samco chỉ dùng một nửa diện tích nhà máy để sản xuất, một nửa còn lại để không
Đầu tư cho nhà máy hàng trăm tỷ đồng nhưng thất bại, Samco quay về với việc sản xuất xe chuyên dùng. Tuy nhiên, việc sản xuất xe chuyên dùng cũng khá “èo uột”, Samco chỉ dùng một nửa diện tích nhà máy để sản xuất, một nửa còn lại để không

Như báo Dân trí từng thông tin, Thanh tra TPHCM đã thực hiện tổng thanh tra và có kết luận thanh tra đối với Tổng công ty Samco với hàng loạt các sai phạm tại các công ty "con" của doanh nghiệp này như Công ty TNHH MTV Bến xe Miền Đông, Công ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé...

Tuy thanh tra toàn diện nhưng mới đây, khi những "lùm xùm" chưa có dấu hiệu dừng lại tại Samco, Chánh Văn phòng UBND TPHCM cho biết sẽ tiếp tục cho thanh tra bổ sung về liên doanh giữa Samco với Mercedes Benz.

Đại Việt

Vì sao dự án lắp ráp xe khách của Samco bị thanh tra bổ sung? - 5

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm