Vào TPP, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm từ 1,4 đến 2,9 tỷ USD

(Dân trí) - Dựa trên các nghiên cứu và tính toán của mình, các chuyên gia kinh tế và nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã khẳng định: Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Đây là một trong những nội dung trong bản Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2015 với chủ đề “Tiềm năng hội nhập, thách thức hòa nhập” vừa được công bố sáng nay 28/5.
 
Theo đó, các tác giả khẳng định, với tốc độ tăng trưởng về đầu tư và tiêu dùng sẽ tăng từ 1,03% đến 2,11% khi Việt Nam tham gia TPP thì ước tính mỗi năm, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm về giá trị tuyệt đối từ 1,4 tỷ USD đến 2,9 tỷ USD.

Theo c
Theo các tính toán của các chuyên gia kinh tế từ VEPR, Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất trong 12 nước khi tham gia vào TPP

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA

So sánh với các nước, các tác giả chỉ rõ riêng về đầu tư, mức tăng của Việt Nam là nổi bật trong khối, xấp xỉ với Nhật Bản, gấp đôi Úc, Malaysia và Mỹ. TPP cũng góp phần thay đổi theo ngành, trong đó nhấn mạnh sự thay dịch chuyển trong sản xuất và lao động từ các ngành mà Việt Nam không còn lợi thế so sánh như nông nghiệp, sang các ngành có lợi thế hơn như da giày, dệt may, dịch vụ tiện ích…

Tuy nhiên, hội nhập vào TPP không chỉ có màu hồng, kinh tế Việt Nam sẽ chịu những tác động trong ngắn hạn và trung hạn bởi gia tăng nhập siêu cũng như thách thức cải cách khu vực công và khu vực có vốn đầu tư Nhà nước.

Nếu như vào TPP Việt Nam sẽ có lợi thế trong xuất khẩu thủy sản, may mặc, nông sản, hàng điện tử sang các nước, nhưng thách thức lớn sẽ xảy đến đối với các ngành như nông nghiệp, công nghiệp nặng, trong đó có ngành năng lượng  như điện, dầu khí… cần được hoạt động theo cơ chế thị trường, minh bạch), cải cách khu vực hành chính công, thuế và hải quan…

“Nếu ko có nỗ lực cải tổ bên trong nền kinh tế, thể chế, thủ tục hành chính, thị trường vốn, lao dộng, đất đai thì chúng ta sẽ thu được lợi ít hơn nhiều so với tiềm năng thậm chí chúng ta lại biến cơ hội thành thách thức. Trong khi nhập khẩu tăng mạnh thì xuất khẩu lại chứng kiến mức giảm nhẹ, khiến Việt Nam đi sâu hơn vào nhập siêu. Các tác giả cũng ước tính, nhập siêu của Việt Nam khi vào TPP sẽ gia tăng vì giá hàng xuất khẩu của các nước như Mỹ, Úc, Nhật vào Việt Nam sẽ cao hơn so với thị trường nhập khẩu truyền thống là Trung Quốc. Tuy nhiên, khi tham gia TPP, thị trường nhập khẩu của Việt Nam sẽ mở rộng hơn và đa dạng hơn”, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR

Theo TS Thành, hội nhập đang đặt ra 5 thách thức cần được Chính phủ xem trọng, trước hết đó là cấp thiết tiến hành cải cách thể chế, tự do hóa thị trường các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, đất đai.

Báo cáo Thường niên kinh tế Việt Nam nêu rõ, hội nhập mà không đi liền với những cải cách thì không những khiến Việt Nam khó tận dụng được cơ hội mà còn dẫn đến những suy giảm tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, vào TPP, thuế quan các mặt hàng vào Việt Nam từ các nước sẽ giảm mạnh, chính phủ cần cân nhắc sử dụng cán cân ngân sách sao cho đảm bảo sự ổn định vĩ mô và khuyến khích được sản xuất, tiêu dùng, tránh gây những mâu thuẫn khác. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành, nhằm tăng hiệu quả và hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy phát triển các ngành có lợi thế so sánh của Việt Nam với các nước.

Việc tham gia vào TPP còn đặt ra cho Việt Nam các thách thức về hàng rào phi thuế quan liên quan đến thị trường, lao động, sở hữu trí tuệ… Đây là những yêu cầu mà các nước đòi hỏi Việt Nam phải minh bạch hóa và có chính sách pháp luật thống nhất.

Nguyễn Tuyền
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”
Dòng sự kiện: Kết thúc đàm phán TPP