Ủy ban Kinh tế: Nên cho phá sản ngân hàng yếu kém
(Dân trí) - UBKT của Quốc hội không phải là cơ quan đầu tiên cho rằng phải để cho các ngân hàng yếu kém phá sản. Trước đó nhiều tổ chức và các chuyên gia cũng đã đưa ra khuyến nghị này, nhằm đảm bảo trong sạch hệ thống và quyền lợi người gửi tiền.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (UBKT) ngày 18/10 vừa công bố Bản tin kinh tế vĩ mô số 7 phân tích và đánh giá tình hình kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam trong Quý II và 6 tháng đầu năm 2012, đặc biệt là các chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp được dùng để đánh giá nền kinh tế, trong đó có nợ xấu và hoạt động tái cấu trúc ngân hàng.
Bản tin nhấn mạnh, cần có một tầm nhìn trung hạn đối với quá trình điều chỉnh này, thay vì quá chú ý đến những dao động ngắn hạn của kinh tế trong nước và toàn cầu.
Kết quả đa chiều về nợ xấu gây tâm lý nghi ngại cho công chúng và nhà đầu tư
Đến thời điểm hiện tại, có nhiều báo cáo của các tổ chức khác nhau về số liệu nợ xấu ngân hàng. Theo kết quả công bố ngày 12/7/2012 của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc NHNN, tính đến 31/3/2012, nợ xấu của các TCTD hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ. Mức nợ xấu này cao hơn nhiều so với kết quả thông báo của NHNN về nợ xấu theo báo cáo của các TCTD là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% tổng dư nợ tính đến hết ngày 31/5/2012.
Bản tin này cũng trích dẫn kết quả khảo sát báo cáo tài chính riêng lẻ của 6 ngân hàng niêm yết tính đến thời điểm 30/6/2012. Tổng nợ xấu của cả 6 ngân hàng này được ghi nhận khoảng 18.942 tỷ đồng, chiếm 2,51% tổng dư nợ của 6 ngân hàng. Trong đó, Navibank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất 3,86%, Vietcombank 3,47%, MB 1,82%, Eximbank 1,73% và ACB là 1,53%.
"Một vấn đề đáng được lưu tâm ở đây đó là những kết quả công bố nợ xấu từ nguồn các ngân hàng thương mại này dường như thấp hơn nhiều khi so sánh với kết quả trung bình về nợ xấu được công bố bởi cơ quan thanh tra, giám sát NHNN" - trích bản tin.
Cũng tại bản tin này, UBKT cho rằng, kết quả công bố nợ xấu ngân hàng có tính đa chiều theo nguồn cung cấp báo cáo nợ xấu không chỉ gây ra tâm lý nghi ngại nhất định của công chúng và nhà đầu tư về chất lượng và tính minh bạch của thống kê nợ xấu của các cơ quan hữu quan mà còn cho thấy phần nào năng lực hạn chế của cơ quan quản lý trực thuộc NHNN trong công tác quản lý nợ xấu.
Theo cơ quan này, điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc xác định rõ quy mô phù hợp về quỹ trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu. Nhìn chung, dù có nhiều khác biệt đáng kể về số liệu công bố, song có một nhận chung theo Ủy ban, đó là nợ xấu của các TCTD trong 6 tháng đầu năm 2012 đã ở mức cao và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) của nhiều NHTM cũng tăng đáng kể trong cùng kỳ, qua đó tác động tiêu cực tới nỗ lực phục hồi tăng trưởng kinh tế và khôi phục sức mua thị trường nội địa trong nửa cuối 2012.
"Sự hủy diệt tích cực" tất yếu
Trong phần khuyến nghị của UBKT về việc đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có nhấn mạnh, "quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần phải quán triệt quan điểm chủ đạo là người gửi tiền được bảo vệ song các TCTD cũng có thể phá sản để ngăn ngừa rủi ro đạo đức đang có xu hướng lan rộng".
Theo đó, việc đầu tiên là yêu cầu các NHTM trích lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ, để tránh trường hợp "lãi giả lỗ thật" và giảm tỷ lệ nợ xấu một cách bền vững. Sau đó là phải sẵn sàng các phương án cần thiết để giải quyết nhanh và triệt để các TCTD yếu kém.
Thực tế, vấn đề "TCTD có thể bị phá sản" không phải đến nay mới được UBKT đề cập. Từ hồi cuối năm ngoái, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn trong một buổi trao đổi với báo chí, cũng đã từng cho rằng, cần phải dần từng bước từ bỏ ý niệm "ngân hàng không thể phá sản".
Theo vị lãnh đạo này, trong thời điểm hiện tại, người dân vẫn chưa sẵn sàng cho tình huống ngân hàng phá sản. Song, nếu trong tương lai, chúng ta không từ bỏ ý niệm "ngân hàng không bao giờ phá sản" thì không bao giờ chúng ta có nền kinh tế thị trường.
Do đó, người dân phải nhận thức được, các tổ chức tín dụng cũng là các doanh nghiệp và đã là doanh nghiệp thì cũng phải thực hiện theo đúng nguyên lý thị trường: làm tốt thì tồn tại, nếu không làm tốt thì sẽ phải đào thải. Người dân sẽ gửi tiền vào những ngân hàng tốt, tạo được lòng tin, những ngân hàng hoạt động không tốt, không lấy được lòng tin thì sẽ bị đào thải.
Hồi tháng 6 vừa rồi, trước thềm Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam khuyến cáo, nếu như các tổ chức tài chính yếu kém và hoạt động không hiệu quả không được khuyến khích rút lui một cách hợp lý thông qua mua bán và sáp nhập hoặc phá sản có kiểm soát, thì sẽ tiếp tục làm cho cả hệ thống yếu theo, và như vậy thì chi phí tái cơ cấu sẽ có thể tăng lên rất nhiều.
Đại diện nhà cho vay đa phương lớn nhất của Việt Nam cho rằng, sẽ cần phải xem xét kỹ lưỡng và xây dựng được một khuôn khổ về phá sản và tái cấu trúc doanh nghiệp đầy đủ, trong đó có các ngân hàng thương mại.
Cuối tháng 9, tại Hội thảo "Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: cơ hội vốn cuối năm 2012" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Đại Lai nhìn nhận, việc không để TCTD nào phá sản khiến các TCTD "dễ làm bừa". Do đó, theo chuyên gia này, đối với các TCTD yếu kém nếu tái cơ cấu không đạt yêu cầu cần mạnh dạn cho phá sản, chỉ bảo vệ người gửi tiền và cổ đông bằng nguồn thanh lý tài sản TCTD.
Gần đây nhất, xuất hiện tại một buổi trò chuyện với các nhà đầu tư, TS Vũ Thành Tự Anh, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, ĐH Harvard, dẫn một trong những quan điểm tái cấu trúc hệ thống NHTM vẫn cho rằng, "không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn".
Trước quan điểm này, TS Vũ Thành Tự Anh thẳng thắn: "Đây là điểm cá nhân tôi không đồng tình theo nghĩa: Nếu chúng ta không để cho ngân hàng đổ vỡ thì về mặt vĩ mô tưởng chừng là tốt, nhưng trên thực tế sẽ tạo tâm lý ỷ lại rất lớn từ phía ngân hàng. Quan điểm của tôi, nếu cần phải để cho ngân hàng đổ vỡ, nếu cần phải tước quyền sở hữu của các chủ ngân hàng".
Theo đó, các chủ ngân hàng tạo ra rủi ro đối với hệ thống rất lớn, làm suy giảm tài sản của các cổ đông, làm ảnh hưởng đối với tiền gửi của người dân thì phải bị trừng phạt. Một số ngân hàng yếu kém sau khi được Chính phủ hỗ trợ thanh khoản lại dùng số tiền đó đi thâu tóm các ngân hàng khác trên thị trường - đó là chuyện không thể chấp nhận.
Như cụm từ "sự hủy diệt tích cực" (constructive destruction) mà UBKT sử dụng trong bản tin số 7 lần này, phá sản là một điều tất yếu diễn ra trong quán trình tái cơ cấu, trong đó các doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ phải phá sản để tập trung nguồn lực cho các doanh nghiệp hiệu quả - mà chính các ngân hàng, TCTD cũng đóng vai trò là 1 doanh nghiệp.
Bản tin nhấn mạnh, cần có một tầm nhìn trung hạn đối với quá trình điều chỉnh này, thay vì quá chú ý đến những dao động ngắn hạn của kinh tế trong nước và toàn cầu.
Kết quả đa chiều về nợ xấu gây tâm lý nghi ngại cho công chúng và nhà đầu tư
Đến thời điểm hiện tại, có nhiều báo cáo của các tổ chức khác nhau về số liệu nợ xấu ngân hàng. Theo kết quả công bố ngày 12/7/2012 của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc NHNN, tính đến 31/3/2012, nợ xấu của các TCTD hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ. Mức nợ xấu này cao hơn nhiều so với kết quả thông báo của NHNN về nợ xấu theo báo cáo của các TCTD là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% tổng dư nợ tính đến hết ngày 31/5/2012.
Bản tin này cũng trích dẫn kết quả khảo sát báo cáo tài chính riêng lẻ của 6 ngân hàng niêm yết tính đến thời điểm 30/6/2012. Tổng nợ xấu của cả 6 ngân hàng này được ghi nhận khoảng 18.942 tỷ đồng, chiếm 2,51% tổng dư nợ của 6 ngân hàng. Trong đó, Navibank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất 3,86%, Vietcombank 3,47%, MB 1,82%, Eximbank 1,73% và ACB là 1,53%.
Cũng tại bản tin này, UBKT cho rằng, kết quả công bố nợ xấu ngân hàng có tính đa chiều theo nguồn cung cấp báo cáo nợ xấu không chỉ gây ra tâm lý nghi ngại nhất định của công chúng và nhà đầu tư về chất lượng và tính minh bạch của thống kê nợ xấu của các cơ quan hữu quan mà còn cho thấy phần nào năng lực hạn chế của cơ quan quản lý trực thuộc NHNN trong công tác quản lý nợ xấu.
"Sự hủy diệt tích cực" tất yếu
Trong phần khuyến nghị của UBKT về việc đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có nhấn mạnh, "quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần phải quán triệt quan điểm chủ đạo là người gửi tiền được bảo vệ song các TCTD cũng có thể phá sản để ngăn ngừa rủi ro đạo đức đang có xu hướng lan rộng".
Theo đó, việc đầu tiên là yêu cầu các NHTM trích lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ, để tránh trường hợp "lãi giả lỗ thật" và giảm tỷ lệ nợ xấu một cách bền vững. Sau đó là phải sẵn sàng các phương án cần thiết để giải quyết nhanh và triệt để các TCTD yếu kém.
Thực tế, vấn đề "TCTD có thể bị phá sản" không phải đến nay mới được UBKT đề cập. Từ hồi cuối năm ngoái, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn trong một buổi trao đổi với báo chí, cũng đã từng cho rằng, cần phải dần từng bước từ bỏ ý niệm "ngân hàng không thể phá sản".
Theo vị lãnh đạo này, trong thời điểm hiện tại, người dân vẫn chưa sẵn sàng cho tình huống ngân hàng phá sản. Song, nếu trong tương lai, chúng ta không từ bỏ ý niệm "ngân hàng không bao giờ phá sản" thì không bao giờ chúng ta có nền kinh tế thị trường.
Do đó, người dân phải nhận thức được, các tổ chức tín dụng cũng là các doanh nghiệp và đã là doanh nghiệp thì cũng phải thực hiện theo đúng nguyên lý thị trường: làm tốt thì tồn tại, nếu không làm tốt thì sẽ phải đào thải. Người dân sẽ gửi tiền vào những ngân hàng tốt, tạo được lòng tin, những ngân hàng hoạt động không tốt, không lấy được lòng tin thì sẽ bị đào thải.
Hồi tháng 6 vừa rồi, trước thềm Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam khuyến cáo, nếu như các tổ chức tài chính yếu kém và hoạt động không hiệu quả không được khuyến khích rút lui một cách hợp lý thông qua mua bán và sáp nhập hoặc phá sản có kiểm soát, thì sẽ tiếp tục làm cho cả hệ thống yếu theo, và như vậy thì chi phí tái cơ cấu sẽ có thể tăng lên rất nhiều.
Đại diện nhà cho vay đa phương lớn nhất của Việt Nam cho rằng, sẽ cần phải xem xét kỹ lưỡng và xây dựng được một khuôn khổ về phá sản và tái cấu trúc doanh nghiệp đầy đủ, trong đó có các ngân hàng thương mại.
Cuối tháng 9, tại Hội thảo "Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: cơ hội vốn cuối năm 2012" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Đại Lai nhìn nhận, việc không để TCTD nào phá sản khiến các TCTD "dễ làm bừa". Do đó, theo chuyên gia này, đối với các TCTD yếu kém nếu tái cơ cấu không đạt yêu cầu cần mạnh dạn cho phá sản, chỉ bảo vệ người gửi tiền và cổ đông bằng nguồn thanh lý tài sản TCTD.
Gần đây nhất, xuất hiện tại một buổi trò chuyện với các nhà đầu tư, TS Vũ Thành Tự Anh, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, ĐH Harvard, dẫn một trong những quan điểm tái cấu trúc hệ thống NHTM vẫn cho rằng, "không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn".
Trước quan điểm này, TS Vũ Thành Tự Anh thẳng thắn: "Đây là điểm cá nhân tôi không đồng tình theo nghĩa: Nếu chúng ta không để cho ngân hàng đổ vỡ thì về mặt vĩ mô tưởng chừng là tốt, nhưng trên thực tế sẽ tạo tâm lý ỷ lại rất lớn từ phía ngân hàng. Quan điểm của tôi, nếu cần phải để cho ngân hàng đổ vỡ, nếu cần phải tước quyền sở hữu của các chủ ngân hàng".
Theo đó, các chủ ngân hàng tạo ra rủi ro đối với hệ thống rất lớn, làm suy giảm tài sản của các cổ đông, làm ảnh hưởng đối với tiền gửi của người dân thì phải bị trừng phạt. Một số ngân hàng yếu kém sau khi được Chính phủ hỗ trợ thanh khoản lại dùng số tiền đó đi thâu tóm các ngân hàng khác trên thị trường - đó là chuyện không thể chấp nhận.
Như cụm từ "sự hủy diệt tích cực" (constructive destruction) mà UBKT sử dụng trong bản tin số 7 lần này, phá sản là một điều tất yếu diễn ra trong quán trình tái cơ cấu, trong đó các doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ phải phá sản để tập trung nguồn lực cho các doanh nghiệp hiệu quả - mà chính các ngân hàng, TCTD cũng đóng vai trò là 1 doanh nghiệp.
Bích Diệp