Unilever và tầm nhìn "Borderless Future" - định hình tương lai không biên giới

Trường Thịnh

(Dân trí) - Unilever Việt Nam được xướng tên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, cho thấy tầm nhìn và những nỗ lực bền bỉ của công ty trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.

Tầm nhìn không biên giới: "Borderless Future"

Tại sự kiện, bà Trịnh Mai Phương - Phó chủ tịch phụ trách nhân sự của Unilever Việt Nam - và ông Nguyễn Thành Tấn - Phó chủ tịch phụ trách tài chính của Unilever Việt Nam - đã tham gia phần trình bày với chủ đề "Borderless Future - Tương lai không biên giới", tập trung vào việc phá bỏ rào cản địa lý và văn hóa trong môi trường làm việc, thúc đẩy sự kết nối và hợp tác toàn cầu.

Unilever và tầm nhìn Borderless Future - định hình tương lai không biên giới - 1

Bà Trịnh Mai Phương và ông Nguyễn Thành Tấn với phần trình bày "Borderless Future - Tương lai không biên giới" (Ảnh: Unilever).

Trong bài trình bày này, khái niệm "Borderless Future" được giới thiệu như một chiến lược mang tính đổi mới, định hình lại cách làm việc và kết nối trong thời đại số hóa. Theo đó, tầm nhìn này không đơn thuần là phá bỏ rào cản địa lý, mà còn hướng đến việc tạo ra một môi trường làm việc, nơi sự sáng tạo, công nghệ và con người hội tụ để phát triển vượt qua mọi giới hạn.

Unilever và tầm nhìn Borderless Future - định hình tương lai không biên giới - 2

Bà Trịnh Mai Phương - Phó chủ tịch phụ trách nhân sự của Unilever Việt Nam chia sẻ về những yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số (Ảnh: Unilever).

Theo bà Trịnh Mai Phương, việc thay đổi văn hóa chuyển sang linh hoạt là điều kiện cần thiết để chuyển đổi số thành công. Một môi trường làm việc không biên giới đồng nghĩa với việc tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ để kết nối nhân viên trên toàn cầu. Chuyển đổi số đóng vai trò cốt lõi trong việc tạo ra sự linh hoạt và hiệu quả. Những hệ thống như E2E (End-to-End) giúp tối ưu hóa quy trình, từ tuyển dụng đến quản lý nhân sự, mang lại trải nghiệm liền mạch cho nhân viên và tổ chức.

Ông Tấn cũng nhấn mạnh doanh nghiệp càng tận dụng được chuyển đổi số để thay đổi mô hình kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh ở các năng lực cốt lõi thì doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng trong một thế giới kinh doanh đầy biến động.

Thích nghi và linh hoạt

Trong bối cảnh thị trường ngày nay, khả năng thích nghi và vận hành linh hoạt đã trở thành yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp. Nhiều công ty lớn, trong đó có Unilever, đã chuyển đổi từ các cấu trúc tổ chức truyền thống sang mô hình đội nhóm đa chức năng. Mô hình này cho phép sự phối hợp hiệu quả giữa các phòng ban, giúp giải quyết nhanh chóng các vấn đề phức tạp và tăng cường tinh thần hợp tác trong nội bộ.

Unilever và tầm nhìn Borderless Future - định hình tương lai không biên giới - 3

Chứng nhận doanh nghiệp "Top 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" (Ảnh: Unilever).

Các khái niệm như "test and learn" (thử nghiệm và học hỏi) ngày càng được áp dụng rộng rãi, không chỉ ở Unilever mà còn ở nhiều doanh nghiệp tiên phong khác. Tinh thần này khuyến khích nhân viên thử nghiệm các ý tưởng mới và rút kinh nghiệm từ thất bại, giúp doanh nghiệp duy trì khả năng đổi mới trong một thị trường đầy biến động.

Chính trong bối cảnh đó, đầu tư vào học tập và phát triển là nền tảng cốt lõi trong chiến lược nhân sự mà doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện, nhằm xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ và bền vững từ bên trong. Không chỉ giới hạn trong các chương trình nội bộ, Unilever còn tạo cơ hội cho nhân viên tham gia các dự án quốc tế. Những trải nghiệm thực tiễn này đã góp phần hình thành đội ngũ nhân sự với tư duy toàn cầu, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của những thị trường quốc tế đầy biến động.

Nhận giải "Top 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" do Anphabe khảo sát và trao tặng, bà Trịnh Mai Phương chia sẻ: "Thành công hôm nay của Unilever không chỉ là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của một tập thể lớn, mà còn là minh chứng cho sự dẫn dắt hiệu quả và linh hoạt của ban giám đốc Unilever Việt Nam. Chúng tôi luôn đặt người tiêu dùng làm trung tâm trong mọi chiến lược phát triển, và coi con người là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp phát triển của công ty".

Đây cũng là một trong những ưu điểm giúp Unilever trở thành doanh nghiệp được nhiều nhân sự, nhất là nhân sự trẻ săn đón. Minh chứng rõ nhất, vào năm 2022, Unilever được vinh danh là "Doanh nghiệp xuất sắc nhất" tại Vietnam HR Awards.

Trong những năm gần đây, Unilever cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến thế hệ lao động trẻ với những giá trị và kỳ vọng riêng. Lực lượng lao động mới này không chỉ tìm kiếm một công việc, mà còn mong muốn được làm việc trong môi trường có ý nghĩa và truyền cảm hứng. Đáp ứng điều này, Unilever đã xây dựng các nền tảng làm việc số hóa hiện đại, tạo điều kiện để người lao động làm việc hiệu quả và sáng tạo. Đồng thời, công ty cũng phát triển các lộ trình sự nghiệp được cá nhân hóa, giúp thế hệ trẻ dễ dàng định hướng và phát triển.

Unilever và tầm nhìn Borderless Future - định hình tương lai không biên giới - 4

Các đại diện Unilever Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện (Ảnh: Unilever).

Theo đại diện công ty, giải thưởng "Top 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam" không chỉ củng cố vị trí dẫn đầu của Unilever trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), mà còn là minh chứng cho những giá trị bền vững được xây dựng từ bên trong tổ chức.