Trung Quốc: Sau cơn bão tài chính là khủng hoảng kinh tế?

(Dân trí) - Trung Quốc hiện đang hứng chịu một cuộc khủng hoảng tín dụng nghiêm trọng. Vay ngân hàng hầu như là không thể khi niềm tin vào khả năng thanh toán bị xói mòn, dòng tiền của doanh nghiệp chủ yếu dùng trả nợ, tăng trưởng chậm lại và bắt đầu làn sóng phá sản.

Dưới đây là bài viết của Bert Dohmen, người sáng lập và là Chủ tịch của quỹ nghiên cứu Dohmen Capital Research, đăng tải trên Tạp chí Forbes ngày 5/8, bình luận về những vấn đề mà kinh tế Trung Quốc đang gặp phải.

Trung Quốc: Sau cơn bão tài chính là khủng hoảng kinh tế?
Tổng lượng tín dụng trong hệ thống tài chính Trung Quốc đã ở mức cao nhất từ trước tới nay, nợ tăng gấp 8 lần trong 10 năm.

Sau khủng hoảng tín dụng sẽ là khủng hoảng kinh tế - đây vốn là những gì đã xảy ra với thế giới khi cuộc khủng hoảng toàn cầu nổ ra vào năm 2007. Tôi đã cảnh báo nguy cơ này trong một cuốn sách của tôi “Prelude to Meltdown” (2007). 

Tuy nhiên, lời cảnh báo này đã bị thế giới lãng quên và hầu hết mọi người bây giờ cũng sẽ có thể lờ đi những nhìn nhận của tôi bây giờ. Sự phủ quyết là một đặc tính phản kháng máy móc của con người, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng tốt.

Trong hai năm trở lại đây, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trầm trọng tại Châu Âu. 

Bây giờ, Trung Quốc lại phải đối mặt với các gói kích thích kinh tế khủng của Nhật Bản. Đồng Yên đang giảm giá trị tối đa nhằm làm cho hàng hóa của Nhật Bản rẻ hơn tương đối so với hàng hóa toàn cầu. Thêm vào đó, với chất lượng tốt hơn, hàng của Nhật Bản đang đạt được sự cạnh tranh về giá với hàng hóa Trung Quốc.

Hệ quả tồi tệ không mong muốn đang bắt đầu lộ diện. Vào tháng 6 vừa rồi, xuất nhập khẩu của Trung Quốc đều suy giảm, đây là điều chưa từng xảy ra kể từ tháng 10/2009, thời điểm giữa cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Sụt giảm 3,1% trong xuất khẩu khiến các nhà phân tích bị sốc, do trước đó họ đã kỳ vọng rằng xuất khẩu Trung Quốc phải tăng trưởng tới 3,7%. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn báo cáo rằng mức tăng trưởng GDP của họ là 7,5%. Ai tin vào con số này thì rất có thể tin vào truyền thuyết Thỏ Phục Sinh. Tôi dự đoán rằng sự sụt giảm tăng trưởng xuất khẩu sẽ khoét sâu thêm suy thoái. Chỉ khi sự có sự hồi phục mạnh mẽ từ phía Tây Âu và Mỹ thì mới ngăn chặn đường đà suy giảm này.

Thường thường, để cạnh tranh với hàng hóa Nhật Bản thì Trung Quốc thường theo sau Nhật và làm suy yếu đồng Nhân dân tệ. Trong thập niên 90, Trung Quốc đã làm như vậy một lần, giảm 50% giá trị tiền tệ. Tuy nhiên phương pháp này sẽ không thể triển khai trong hoàn cảnh hiện tại. Lý do là phá giá nội tệ sẽ tạo ra hiện tượng tháo chạy ngoại tệ, làm trầm trọng thêm khủng hoảng tín dụng.

Do đó Trung Quốc đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một mặt, nếu không phá giá nội tệ sẽ làm tồi tệ thêm tình hình suy thoái tài chính khu vực tư nhân. Mặt khác, phá giá nội tệ sẽ khiến một lượng ngoại tệ lớn sẽ chảy ra khỏi Trung Quốc, tạo khó khăn rất lớn cho Ngân Hàng Trung ương Trung Quốc.

Nợ chiếm 220% GDP

Điều tồi tệ nhất do rủi ro của môi trường kinh doanh và thất thoát ngoại hối. Cơ quan giám sát thị trường chứng khoán đã cảnh báo về sự chảy ngược của dòng ngoại hối trên trang bìa của tờ China Securities Journal. Suy giảm dự trữ ngoại tệ sẽ sinh ra rất nhiều hệ quả không lường trước.

Theo cơ quan này, “Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất thoát ngoại tệ quy mô lớn nếu tồn tại một lối thoát từ sự mạnh lên của đồng USD và chính sách định lượng nới lỏng”. Tờ báo còn đề cập tới chính sách định lượng nơi lỏng của Cục dự trữ liên bang Mỹ. Ở đây chúng ta thấy rằng các chính sách của FED có ảnh hưởng rất lớn tới tài chính thế giới.

Thất thoát quỹ đầu tư của Trung Quốc vào đầu tháng 6 đã chạm mức cao nhất kế tử đầu năm 2008. Tổng lượng tín dụng trong hệ thống tài chính Trung Quốc đã ở mức cao nhất từ trước tới nay. Thế giới chưa từng chứng kiến mức nợ leo cao như vậy. Nợ đã tăng gấp 8 lần trong vòng 10 năm, bây giờ chiếm 220% GDP.

Theo Chính phủ Trung Quốc, các doanh nghiệp sẽ phải trả 1.000 tỷ USD lãi suất trong năm này. Điều đó khiến cho dòng tiền doanh nghiệp sẽ được dùng chủ yếu là trả nợ, chứ không được dùng cho tăng trưởng. 

Khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, phá sản trên diện rộng sẽ bắt đầu. Và điều tồi tệ đó đang xảy ra. Công ty đóng tàu lớn nhất Trung Quốc đang rơi vào rắc rồi tài chính nghiêm trọng. Công ty này không thể vay tiền, và hiển nhiên là công ty này bán cổ phần. Nhưng ai sẽ mua chúng?

Một số công ty đóng tàu lớn của Trung Quốc và một số những công ty lớn khác vay một lượng tiền lớn để hoạt động từ “hệ thống ngân hàng ngầm” (quỹ tín dụng phi ngân hàng) với mục đích tăng lợi nhuận. Nhưng bây giờ những khoản vay bị thắt chặt, như vậy dòng tiền hoạt động cũng không còn.

Những chuyên gia kinh tế phương Tây đang chắc chắn rằng chính quyền Trung Quốc có thể giải quyết mọi vấn đề, bao gồm cả việc giải quyết 10.000 tỷ USD trong hệ thống ngân hàng ngầm. Chưa có một tiền lệ nào trong lịch sử chứng minh được một nền kinh tế chỉ huy có thể ngăn chặn sự sụp đổ của “kim tự tháp nợ” (debt pyramid).

Bích Diệp
Theo Forbes

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm