Chủ tịch nước: "Cộng đồng doanh nghiệp APEC cần chung tay giải quyết 3 vấn đề cấp bách"

(Dân trí) - Chiều 8/11, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội Nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit) một sự kiện chính trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

14h21: Các CEO bước vào phần trao đổi về các vấn đề kinh tế...

14h20: Cuối bài phát biểu quan trọng này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ mong muốn các đại biểu của CEO Summit dành thời gian đi thăm thành phố Đà Nẵng và các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam, như Tháp Chàm, Mỹ Sơn, Quần thể di tích Huế và đặc biệt là phố cổ Hội An. Địa danh mà ngay từ thế kỷ 17 đã có tên trên hải đồ thế giới và được biết đến là thương cảng sầm uất bậc nhất khu vực.

14h15: Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đây là sự kiện có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực với sự tham dự của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên và hơn 2.000 doanh nghiệp hàng đầu. Chủ tịch nước cũng bày tỏ sự tin tưởng hội nghị sẽ mở ra những cơ hội mới cho phát triển.

Chủ tịch nước: "Cộng đồng doanh nghiệp APEC cần chung tay giải quyết 3 vấn đề cấp bách" - 1


Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đây là sự kiện có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực với sự tham dự của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên và hơn 2.000 doanh nghiệp hàng đầu.

Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đây là sự kiện có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực với sự tham dự của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên và hơn 2.000 doanh nghiệp hàng đầu.

Theo Chủ tịch nước, trong khu vực, APEC là cơ chế hợp tác hiệu quả nhất nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp, đưa châu Á- Thái Bình Dương là nơi phát triển năng động, là vườn ươm các ý tưởng cho khu vực. Nhờ sự đóng góp tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, châu Á – Thái Bình Dương đã là đầu tàu trong khu vực khi đóng góp gần 60% GDP toàn cầu. Nhờ sự hợp tác hiệu quả trong khu vực, APEC đã chứng minh được vai trò của mình.

"Chúng ta đang sống trong một thế giới với những thay đổi nhanh chóng, nhưng chúng ta cũng đứng trước những khó khăn gay gắt. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế, đến nay những vấn đề mới xuất hiện. Khu vực APEC vẫn còn hàng trăm triệu người sống trong đói nghèo và chịu tác động to lớn của thiên tai”, ông nói. Chủ tịch nước khẳng định, APEC là khu vực được dự đoán sẽ chiếm 70% tổng GDP toàn cầu vào năm 2020.

Sau gần ba thập niên phát triển, APEC không chỉ chứng kiến nhiều sự thay đổi mang tính bước ngoặt của thế giới mà còn là một phần của những thay đổi đó. Là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, APEC đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đưa hàng trăm triệu người thoát cảnh đói nghèo.

Ngày nay, APEC là cơ chế hợp tác hiệu quả nhất trong việc phát huy vai trò của doanh nghiệp, đưa châu Á - Thái Bình Dương trở thành động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu và là vườn ươm của các ý tưởng mới cho tương lai.

“Các thành tựu đó của APEC có sự đóng góp rất quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà Quý vị là đại diện” – Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định.

Để APEC tiếp tục là diễn đàn liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, Chủ tịch nước đề nghị cộng đồng doanh nghiệp châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc cùng chính phủ giải quyết 3 vấn đề cấp bách.

Thứ nhất, ưu tiên hàng đầu hiện nay là duy trì đà liên kết và phục hồi kinh tế toàn cầu, phát huy vai trò tiên phong trong tự do hóa thương mại và đầu tư, hoàn tất các Mục tiêu Bogor vào năm 2020. Đẩy mạnh hợp tác công-tư trong tăng cường kết nối toàn diện và bao trùm, phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng, kết nối các chuỗi cung ứng, thương mại và đầu tư thế hệ mới.

"Tại diễn đàn này, tôi kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường hợp tác và hỗ trợ các nền kinh tế thành viên đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo để các nền kinh tế và người lao động thích ứng tốt hơn với môi trường kinh tế mới. Quan tâm đầu tư vào con người chính là để củng cố đồng thuận xã hội về tự do hóa thương mại, đầu tư về dài hạn. Đây chính là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp tiếp tục tận dụng những cơ hội của toàn cầu hóa và mở rộng đầu tư, kinh doanh trên phạm vi toàn cầu", Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Thứ hai, APEC cần đẩy mạnh nỗ lực bảo đảm tính bao trùm của phát triển. Chúng ta cần biến “câu chuyện thần kỳ kinh tế” thành “câu chuyện thần kỳ về phát triển bao trùm” của khu vực, đi đầu thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Cộng đồng doanh nghiệp cần phát huy trách nhiệm xã hội, tích cực đóng góp xây dựng các cộng đồng tự cường và bao trùm, góp phần bảo đảm an ninh lương thực - nước - năng lượng, truyền tải tinh thần kinh doanh và khởi nghiệp, tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia sâu hơn vào thị trường toàn cầu.

Thứ ba, để hướng tới tương lai chung tốt đẹp hơn, Quý vị cũng như hàng triệu doanh nghiệp khác ở khu vực cần tích cực tham gia đóng góp vào tiến trình xây dựng và hiện thực hóa tầm nhìn APEC sau năm 2020 về xây dựng một châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng. Với đóng góp và kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp, chúng ta có thể xây dựng tầm nhìn khu vực toàn diện và bao trùm, bảo đảm lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển bền vững của các nền kinh tế và của cộng đồng doanh nghiệp APEC trong tương lai.


Chúng ta đang sống trong một thế giới với những thay đổi nhanh chóng, nhưng chúng ta cũng đứng trước những khó khăn gay gắt, Chủ tịch nước phát biểu

"Chúng ta đang sống trong một thế giới với những thay đổi nhanh chóng, nhưng chúng ta cũng đứng trước những khó khăn gay gắt", Chủ tịch nước phát biểu

"Trong nhiều năm qua, đặc biệt qua một năm triển khai chuẩn bị cho APEC, Việt Nam đã làm được nhiều việc: thúc đẩy kinh tế số và kinh tế mạng, phát triển bao trùm… với mục tiêu đặt người dân và doanh nghiệp vào trung tâm của phát triển. Ưu tiên hàng đầu và duy trì liên kết, phục hồi kinh tế toàn cầu, hoàn tất các mục tiêu Bogor vào năm 2020, đẩy mạnh hợp tác công tư, kết nối các chuỗi cung ứng thương mại và đầu tư thế hệ mới”, ông cho biết. Chủ tịch nước cũng gửi lời kêu gọi các DN đầu tư mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục để đào tạo ra các nhân lực chất lượng. Đồng thời, cho rằng, APEC cần đẩy mạnh nỗ lực, đảm bảo an ninh lương thực, nước, năng lượng. "Cùng đó, cần biến câu chuyện thần kì về kinh tế thành thần kỳ của phát triển. Để APEC ngày càng tươi đẹp hơn, các doanh nghiệp tham gia, đóng góp nhiều hơn để đảm bảo sự phát triển với lợi ích bao trùm”, ông nói.

Nhấn mạnh những thành tựu Việt Nam đạt được sau hơn 30 năm đổi mới, hơn 20 năm tham gia APEC, Chủ tịch nước cũng ghi nhận việc nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã đến đầu tư và đồng hành cùng Việt Nam trong chặng đường phát triển. “Tôi tin tưởng Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 sẽ thành công tốt đẹp, đóng góp hơn nữa vào thành công của APEC”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói.


Chủ tịch nước bước vào hội trường, chủ trì Hội nghị

Chủ tịch nước bước vào hội trường, chủ trì Hội nghị

14h11: Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh APEC (CEO Summit).

Mở đầu bài phát biểu tại APEC CEO Summit, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lời chào mừng tới các đại biểu tham dự APEC 2017. Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đây là sự kiện có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực với sự tham dự của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên và hơn 2.000 doanh nghiệp hàng đầu. Chủ tịch nước cũng bày tỏ sự tin tưởng hội nghị sẽ mở ra những cơ hội mới cho phát triển.

Chủ tịch nước: "Cộng đồng doanh nghiệp APEC cần chung tay giải quyết 3 vấn đề cấp bách" - 5

14h10: Ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh: "Chúng ta cũng sẽ bàn về các sáng kiến tăng cường kết nối khu vực, về các chân trời mới của thương mại tự do, về kỷ nguyên số và công nghệ, về việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững.

Đó là những vấn đề nghị sự nóng bỏng cho sự phát triển của APEC và của nền kinh tế thế giới ở Thiên niên kỷ thứ 3 này.

“Người ta đã đúng khi nói rằng, APEC CEO Summit 2017 là nơi gặp gỡ của những người người khổng lồ, là nơi chụm đầu của những thinktank và là nơi giao hòa của những người kiến tạo tương lai của nền kinh tế thế giới và khu vực”, ông nhấn mạnh.

Theo ông Lộc, tại diễn đàn này, cộng đồng kinh doanh APEC rất vui mừng được đón chào Chủ tịch Nước Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo các nền kinh tế đang chiếm tới gần 60% GDP và 50% đầu tư và thương mại toàn cầu.

“Hy vọng rằng, tầm nhìn và thông điệp của các nhà lãnh đạo sẽ góp phần định hình, định hướng cho tương lai của nền kinh tế thế giới và APEC, củng cố niềm tin của tất cả chúng ta vào một nền thương mại tự do và công bằng”, ông nói.

Tôi có một niềm tin vững chắc rằng, “cỗ xe tam mã”- 3 động lực chính: toàn cầu hóa tích hợp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những cải cách thể chế mạnh mẽ trong các nền kinh tế nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch, thúc đẩy liên kết doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong các chuỗi giá trị toàn cầu để “mọi người cùng thắng”, để “không ai bị bỏ lại phía sau” không chỉ là khát vọng mà sẽ là hiện thực trong kỷ nguyên số của chúng ta và APEC CEO Summit 2017 sẽ đi vào lịch sử như một dấu mốc quan trọng của sự đồng thuận đó".

14h02: Theo ông Lộc, năm nay, Việt Nam lại có vinh dự là chủ nhà của APEC 2017. Hơn 2000 CEO hàng đầu và các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đã về đây để bàn thảo về tương lai của toàn cầu hóa và các biện pháp thúc đẩy tự do thương mại và hội nhập khu vực. Đây là Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử APEC, diễn ra ở thời điểm hệ trọng của khu vực này. Thời điểm chúng ta cần chung tay sáng tạo ra những động lực mới cho tương lai, thời điểm mà quá trình toàn cầu hóa và hội nhập khu vực cần được định hình lại để đáp ứng các yêu cầu của thời đại mới.

"Chúng ta bàn về toàn cầu hóa và tương lai của các nền kinh tế APEC và theo chương trình nghị sự, chúng ta sẽ bắt đầu từ chủ đề việc làm và chất lượng nguồn nhân lực - tài nguyên quan trọng nhất trong nền kinh tế mới của chúng ta. Chúng ta cũng sẽ bàn về những ngành công nghiệp đem đến cơ hội việc làm trong tương lai. Đặt vấn đề lao động và việc làm lên trên tất cả có nghĩa là chúng ta đã đặt con người và doanh nghiệp vào trung tâm của sự phát triển - tôn chỉ cao nhất mà các nền kinh tế APEC đang hướng tới".

14h: Phát biểu khai mạc APEC CEO Summit, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch APEC CEO Summit nói: “Mấy ngày nay, miền Trung đang trong cơn bão lũ, thay mặt toàn thể Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, tôi xin bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới hàng ngàn gia đình đang bị ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Damrey”.

“Tôi cũng chân thành cảm ơn các quý vị đại biểu đã không quản mưa bão để có mặt tại Hội nghị này, tại Thành phố Đà Nẵng tươi đẹp và mến khách của chúng tôi. Cách đây chỉ 15-20 phút đi xe, là Phố cổ - Thương cảng Hội An, đã ghi dấu ấn trong lịch sử như là cửa ngõ giao thương quốc tế sầm uất bậc nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ 17. Đó cũng là minh chứng cho tinh thần mở cửa, hội nhập từ rất sớm của người Việt”, ông Lộc nói.

Hội nghị APEC CEO Summit 2017 quy tụ các doanh nghiệp, doanh nhân hàng đầu thế giới sẽ khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Chủ tịch nước sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị này.

CEO Summit sẽ kéo dài từ chiều 8/11 đến 10/11. Hội nghị sẽ có 10 phiên thảo luận với nội dung xoay quanh toàn cầu hóa, tự do thương mại, phát triển bền vững, kết nối để tăng trưởng, sự phát triển của công nghệ và kỷ nguyên số...


CEO Summit trong khuôn khổ APEC được coi là diễn đàn tụ hội lãnh đạo các nền kinh tế năng động nhất thế giới

CEO Summit trong khuôn khổ APEC được coi là diễn đàn tụ hội lãnh đạo các nền kinh tế năng động nhất thế giới

Đây được coi là diễn đàn tụ hội lãnh đạo các nền kinh tế năng động nhất thế giới, những diễn giả từ các tổ chức có ảnh hưởng nhất toàn cầu cùng hơn 800 lãnh đạo cấp cao các tập đoàn, doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đặc biệt, trong khuôn khổ Hội nghị này, nhiều nhà lãnh đạo kinh tế APEC sẽ có bài phát biểu, như: Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC (AMM) lần thứ 29 hôm nay bắt đầu ngày họp đầu tiên. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đồng chủ trì và sẽ tổ chức họp báo sau sự kiện.

Nhóm phóng viên

Dòng sự kiện: APEC 2017