Tránh “mất tiền oan” khi sử dụng roaming ở nước ngoài

Nhiều thuê bao di động khi đi công tác nước ngoài đã trở thành “con nợ” của nhà mạng do sử dụng dịch vụ roaming không đúng cách.

Chị Phương Mai (Hà Đông - Hà Nội) cho biết, sau chuyến đi công tác tại Mỹ 10 ngày, chị bị một nhà mạng gửi hóa đơn yêu cầu thanh toán dịch vụ roaming lên tới gần 10 triệu đồng. “Đã rất đề phòng khi sử dụng roaming ở nước ngoài nhưng không ngờ chỉ sử dụng có vài cái tin nhắn, vài cuộc điện thoại và thi thoảng vào đọc báo nhưng vẫn bị nhà mạng chặt chém. Do đặc thù của công việc nên tôi phải thường xuyên đi công tác nước ngoài, chả lẽ lại không dùng điện thoại cho những chuyến đi này?”, chị Mai than phiền.

 

Anh Trần Kiên, làm việc trong một công ty dầu khí, cũng “ngã ngửa” khi nhận được hóa đơn đòi tiền của nhà mạng sau chuyến đi công tác tại Singapore 1 tuần. Điều mà anh không cam tâm khi nhận được hóa đơn lên tới 6 triệu đồng chỉ vì anh sử dụng chức năng tự động cập nhật email, thời tiết, chứng khoán … cho điện thọai di động.
 
Tránh “mất tiền oan” khi sử dụng roaming ở nước ngoài
Nhiều thuê bao di động khi đi công tác nước ngoài đã trở thành “con nợ” do sử dụng dịch vụ roaming không đúng cách (ảnh minh họa).

 
Theo các nhà mạng, trường hợp “mất tiền oan” như chị Mai, anh Kiên khi sử dụng dịch vụ roaming ở nước ngoài không phải là hiếm. Dịch vụ roaming ra đời cho phép các thuê bao di động di chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam vẫn duy trì được liên lạc nhận cuộc gọi, nhắn tin, email… tới các thuê bao khác. Trước đây, dịch vụ chuyển vùng (roaming) quốc tế chỉ dành riêng cho các thuê bao trả sau (thường được ví là thuê bao nhà giàu) thì nay, các nhà mạng liên tiếp “tung” ra các dịch vụ roaming cho các thuê bao trả trước (được  ví như thuê bao nhà nghèo).

 

Với những tiện ích vượt trội, các nhà mạng đã đua nhau phát triển dịch vụ roaming. Nhưng để roaming dễ dàng và không bị mất tiền oan thì không phải “thượng đế” nào khi đi nước ngoài cũng hiểu rõ. Theo tư vấn của Mobifone, khi sử dụng dịch vụ roaming, khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ của nhà mạng quen thuộc, đặc biệt là cần tìm hiểu kỹ dịch vụ mà mình sẽ sử dụng cũng như đăng ký hạn mức sử dụng tùy theo yêu cầu công việc.

 

Để gia tăng tiện ích và giảm bớt chi phí cho khách hàng, MobiFone đang áp dụng ưa đãi mới cho dịch vụ chuyển vùng quốc tế. Theo đó, kể từ đầu tháng 7, khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế của MobiFone sẽ được hưởng mức giảm giá ưu đãi hơn so với trước đây tại 58 quốc gia/vùng lãnh thổ, cụ thể như: Mỹ (12%), Hồng Kông (45%), Đài Loan (45%), Malaysia (22%), Philipine (22%), Nhật Bản (9%), Pháp (9%), Nga (35%), Campuchia (5%), Lào (5%), Thụy Sỹ (27%), UAE (45%)…

 

Đại diện MobiFone cho hay, những điểm mà nhà mạng cung cấp dịch vụ trên đều là những TOP quốc gia/vùng lãnh thổ thu hút nhiều khách hàng Việt Nam tới hàng năm. Bảng cước mới được phân thành 4 vùng theo khu vực địa lý (gồm các quốc gia/vùng lãnh thổ) và 1 vùng dịch vụ chuyển vùng quốc tế trên không, giúp khách hàng dễ dàng, thuận lợi hơn mỗi khi muốn tra cứu giá cước. 
 
Khách hàng Mobifone vui vẻ khi nhận hóa đơn cước roaming (ảnh minh họa)
Khách hàng Mobifone vui vẻ khi nhận hóa đơn cước roaming (ảnh minh họa)

 

Và để giúp khách hàng có thể tha hồ lướt web, sử dụng data khi đến 11 quốc gia/vùng lãnh thổ, MobiFone còn áp dụng gói cước dữ liệu không giới hạn mà chỉ phải trả tối đa 249.000 đồng/ngày. Để thoải mái roaming mà không sợ cước phụ trội, đại diện MobiFone lưu lý: “Tại 11 quốc gia/vùng lãnh thổ này, khách hàng lựa chọn truy nhập mạng có cung cấp gói cước dữ liệu không giới hạn để thoải mái truy cập internet trên máy di động mà không bị phát sinh cước dữ liệu trên mạng khác”.

 

Ngoài ra, giúp khách hàng lên máy bay vẫn có thể nhắn tin, gọi điện, lướt web như đang ở dưới mặt đất, MobiFone cũng đã gói dịch vụ On Air và gói UD. Theo đánh giá, những gói dịch vụ này đã đánh trúng vào nhu cầu của nhiều khách hàng vì đã tạo ra được sự tiện lợi cho những ai thường xuyên phải đi máy bay hay đi công tác nước ngoài. Qua đó, người sử dụng không phải thấp thỏm với giá cước sử dụng Data đội lên tới tiền triệu và cũng chẳng phải lo lắng với việc một hợp đồng làm ăn có thể bị mất đi khi đang ngồi trên máy bay.

 

Rõ ràng, với những dịch vụ của các nhà mạng hiện nay, không chỉ có các khách hàng đại gia dùng dịch vụ trả sau mà chỉ với vài chục nghìn đồng trong tài khoản, khách hàng trả trước cũng có thể roaming quốc tế khi đi nước ngoài. Tuy nhiên, theo tư vấn của giới chuyên gia công nghệ thông tin, khi roaming ở nước ngoài, người tiêu dùng nên tắt hộp thư thoại, cẩn thận với những cuộc gọi đến, gửi hình ảnh thay vì văn bản và đặc biệt là chỉ sử dụng dịch vụ của những nhà cung cấp mạng quen thuộc…
 
K.Hoàng