TPHCM:

Tranh cãi về ghế trưởng phòng và chức vụ của Huyền Như

(Dân trí) - Đại diện VKS cho rằng, Huyền Như là trưởng phòng giao dịch thì là người có chức vụ. Tuy nhiên, Vietinbank lại nói, Huyền Như không nằm trong cơ cấu quản lý nên không có chức vụ gì. Còn Huyền Như khai chỉ làm theo phân công nhiệm vụ chứ không ý thức chức vụ.

Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Hà Nội quyết xử lý triệt để “bến xe ngầm” sau bến xe Mỹ Đình

* Giảm "gánh nặng" nợ công bằng tăng vay... dài hạn

* Năm 2015, tăng trưởng tín dụng sẽ từ 13 - 15%

* Ngượng mặt voucher VIP: Hàng sang chơi đểu khách giàu

* Chính thức thu hồi thửa đất cấp sai cho ông Trần Văn Truyền

* Vietnam Airlines khai thác nhà ga mới T2 Nội Bài

* Thời vận 2014: Quý bà siêu giàu 'át vía' ông trùm

Trả lời trước HĐXX vào chiều 16/12, đại diện Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank đã giải đáp các câu hỏi mà trong phần thẩm vấn buổi sáng chưa trả lời được. Vietinbank cho rằng, khi tiền gửi vào tài khoản thanh toán đúng theo quy định thì đây mới chỉ là tài khoản thật về hình thức. Vẫn còn xuất hiện loại tài khoản đúng quy định nhưng lại có mục đích sử dụng không phù hợp như rửa tiền, người khác chiếm đoạt… thì đó vẫn là tài khoản trái quy định.


Vietinbank cũng cho rằng, trong tất cả các phương thức huy động vốn, tiền khách hàng gửi vào tài khoản ngân hàng rồi thì cũng không phải là tài sản của ngân hàng. Quyền sử dụng vẫn của khách hàng. Ngân hàng chỉ hạn chế quyền sử dụng đó để đảm bảo gốc, lãi.


Phần thẩm vấn “nóng” khi đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa xác định lại chức vụ, quyền hạn của bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tại Vietinbank. Trước khi bị bắt tạm giam, khởi tố, Huyền Như là Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của ngân hàng Vietinbank. Vì vậy, VKS đặt vấn đề: “Huyền Như là trưởng phòng giao dịch thì có phải là người có chức vụ?”.


VKS đặt vấn đề: Huyền Như là trưởng phòng giao dịch thì có phải là người có chức vụ?
VKS đặt vấn đề: Huyền Như là trưởng phòng giao dịch thì có phải là người có chức vụ?
 

Đại diện Vietinbank cho rằng, Huyền Như chỉ là trưởng phòng giao dịch thì không nằm trong cơ cấu quản lý. Vì vậy, Huyền Như không phải là người có chức vụ quyền hạn. Phòng giao dịch chỉ có nhiệm vụ quản lý vật dụng, quản lý về lao động, thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày tại phòng giao dịch. Với vị trí của mình, Huyền Như được phê duyệt các lệnh chi không quá 50 tỷ đồng.


Trong khi đó, bị cáo Huyền Như cũng khai rằng: “Chức danh là trưởng phòng giao dịch nhưng bị cáo chỉ làm theo phân công nhiệm vụ chứ không ý thức chức vụ. Nhiệm vụ của bị cáo là quản lý anh em trong phòng và công tác nghiệp vụ, kiểm soát tín dụng”.


“Định mức duyệt, phê duyệt lệnh chi 50 tỷ đồng. Như vậy, chẳng khác nào bị cáo là người chịu trách nhiệm về quản lý tài sản?”, đại diện VKS hỏi. “Bị cáo không phải là người chịu trách nhiệm quản lý tài sản”, Huyền Như nói. “Vậy số tiền đó nếu mất đi, ai chịu trách nhiệm?”. Đến lúc này, Huyền Như im lặng một hồi rồi nói: “Bị cáo chưa hiểu”.


Không kháng cáo, chỉ thỉnh cầu?


Huyền Như không kháng cáo mà chỉ thỉnh cầu được xem xét hoàn cảnh gia đình
Huyền Như không kháng cáo mà chỉ thỉnh cầu được xem xét hoàn cảnh gia đình

HĐXX chuyển sang phần thẩm vấn liên quan đến hành vi mà án sơ thẩm tuyên xử Huyền Như và 5 bị cáo khác về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi chủ tọa hỏi Huyền Như có những nguyện vọng gì khi làm đơn kháng cáo thì Huyền Như khẳng định, bị cáo này chỉ viết đơn thỉnh cầu chứ không xin kháng cáo.


“Thực chất đơn mà bị cáo gửi không phải là kháng cáo mà chỉ là thỉnh cầu để tạo điều kiện cho gia đình bị cáo. Chỉ là đơn xin xem xét hoàn cảnh chứ không có kháng cáo”, Huyền Như nói.


Huyền Như cho biết, khi xảy ra vụ án, bị cáo này đã tự nguyện nộp cho cơ quan điều tra tất cả các tài sản mà mình có được để khắc phục hậu quả mà mình đã gây ra. Trong tất cả các tài sản bị kê biên, có căn nhà số H2 ở khu biệt thự Nam Hải thuộc tỉnh Quảng Nam. Huyền Như cho rằng, đây là tài sản có được trước khi bị cáo phạm tội. Hơn nữa, tài sản này là của mẹ bị cáo, tức bà Nguyễn Thị Lang (SN 1950, ngụ P.22, Q.Bình Thạnh, TPHCM).


“Bị cáo chấp nhận toàn bộ bản án sơ thẩm. Bị cáo không kháng cáo mà chỉ thỉnh cầu xin HĐXX xem xét cho hoàn cảnh của gia đình bị cáo. Mẹ bị cáo nay đã lớn tuổi. Bị cáo có 1 con nhỏ vừa sinh. Chị gái của Huyền Như là Huỳnh Mỹ Hạnh cũng là bị cáo trong vụ án này. Hạnh có 3 con nhỏ. Giờ 2 chị em Như - Hạnh bị bắt giam, cả 4 đứa bé rồi sẽ giao về cho người mẹ già chăm sóc. Xin HĐXX xem xét các tài sản của mẹ bị cáo”, Huyền Như nói trong nước mặt.


Tráo hồ sơ dễ như trở bàn tay


Huyền Như cũng khai nhận hành vi chiếm đoạt tài sản
Huyền Như cũng khai nhận hành vi chiếm đoạt tài sản

HĐXX tiếp tục thẩm vấn làm rõ việc Huyền Như lừa đảo, chiếm đoạt tiền của Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư Hưng Yên (Số 234 Điện Biên 2, Phường Quang Trung, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên). Bản án sơ thẩm xác định bị cáo Huyền Như chiếm của công ty Hưng Yên hơn 200 tỷ đồng.


Tại phiên tòa, đại diện ủy quyền của công ty Hưng Yên cho rằng bản án sơ thẩm vi phạm tố tụng đánh giá chứng cứ công ty Hưng Yên sai, xác định sai tư cách của Vietinbank trong vụ án. Do đó, công ty Hưng Yên kháng cáo yêu cầu xem xét lại vấn đề tố tụng và hủy sán sơ thẩm, xét xử lại.
 

Bị cáo Huyền Như trả lời trước tòa, chấp nhận bồi thường cho công ty Hưng Yên hơn 200 tỷ đồng như bản án sơ thẩm đã tuyên.


Huyền Như cũng khai nhận toàn bộ hành vi chiếm đoạt tiền của công ty Hưng Yên. Theo đó, thông qua Giang Quang Chính (nhân viên ngân hàng Phương Đông), Như liên lạc với Nguyễn Thị Nga (nhân viên ngân hàng Hàng Hải) thì Nga nói có 3 công ty Hưng Yên, Phúc Vinh, Thịnh phát đang có tiền muốn gửi. Huyền Như cùng Nga trao đổi về số tiền, lãi suất, chênh lệch.


Huyền Như cũng khai nhận hành vi chiếm đoạt tài sản
Huyền như cho rằng: "Bị cáo mới biết đó là hồ sơ giả, mấy bạn đồng nghiệp không biết nên không có thông đồng"

Sau khi thống nhất các thỏa thuận, Như cầm hai bộ hồ sơ pháp lý mở tài khoản của công ty Phúc Vinh và Thịnh Phát gửi để mở tài khoản tại Vietinbank. Tuy nhiên, Như đã thay bằng bộ hồ sơ khác với con dấu giả, chữ ký giả. Công ty Hưng Yên thì Như không làm hồ sơ giả. 
 
“Bị cáo đặt điều kiện lãi suất cao hơn để mê hoặc khách hàng. Khi khách hàng đồng ý, bị cáo làm con dấu giả, ký lại con dấu của chủ tài khoản để sau này ký chữ ký chuyển tiền cho dễ”, Huyền Như nói.


Hồ sơ mở tài khoản của công ty Hưng Yên thì bị cáo Như không đánh tráo. Do chỉ có giấy đăng ký mở tài khoản là của công ty này gửi còn các thủ tục giấy tờ khác thì bị cáo tự làm. “Hồ sơ này cũng được Vietinbank chấp thuận. Bị cáo không nhớ rõ ai duyệt. Chỉ có bị cáo mới biết đó là hồ sơ giả, mấy bạn đồng nghiệp không biết nên không có thông đồng”, Huyền Như khai.

 
Công Quang - Trung Kiên
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”