1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Trăm lẻ một chiêu tiết kiệm của doanh nghiệp

Thời khủng hoảng, giữa lúc hàng nghìn doanh nghiệp “rơi rụng” khỏi thị trường mỗi tháng, các công ty còn sống sót cũng phải nghĩ đủ chiêu trò để giảm thiểu chi phí và tồn tại, từ cắt giảm chi phí lương, thưởng cho đến cước điện thoại.

Chuyển văn phòng

Công ty toạ lạc trên mặt tiền phố Bà Triệu, sẵn các dịch vụ, tụ điểm vui chơi sau giờ làm, như xem phim, mua sắm, ăn uống… Đó cũng như một niềm tự hào của Nam, 24 tuổi khi giới thiệu về công ty với bạn bè.

Thế nhưng, chàng nhân viên trẻ vừa tháng trước đã nhận được tin “sét đánh” khi phòng hành chính báo tin: toàn bộ công ty chuyển xuống khu Hoàng Mai. Trụ sở mới là toà nhà 5 tầng thuê lại, xa xôi so với chỗ làm cũ, tan sở là ai về nhà nấy.

Mặc dù khá thất vọng, song khi được bên kế toán động viên, anh em chuyển chỗ làm nhưng tiết kiệm được khoản lớn tiền thuê trụ sở, phần đó sẽ dùng bổ sung thêm thưởng cuối năm, thế nên ai nấy lập tức phấn chấn trở lại.

Cắt văn phòng phẩm

Cắt văn phòng phẩm

Bên cạnh việc cắt các xa xỉ phẩm, hạn chế liên hoan tiệc tùng trong năm, nhiều công ty cũng đã lên kế hoạch cắt bớt văn phòng phẩm như trà, cà phê cho nhân viên.

Chị Mai làm trong một công ty truyền thông ở Hà Nội. Thời gian đầu khi công ty áp dụng chính sách này và yêu cầu nhân viên phải tự túc, chị cho biết, nhiều người khá bức xúc và không khỏi kêu ca sếp keo kiệt. Thế nhưng về sau, mọi người cũng quen dần.

Tuy nhiên, theo chị Mai cho biết, điều này khiến một số nhân viên trong công ty cảm thấy bất tiện và không tập trung trong công việc, thường lấy cớ để ra ngoài và vì vậy, hiệu suất của cả phòng sụt giảm.

Cắt giảm nhân sự

Bị sa thải là điều tồi tệ nhất của bất cứ người lao động nào, và cũng là quyết định khó khăn nhất của ban lãnh đạo.

Là nhân viên tín dụng ngân hàng, Việt (24 tuổi) luôn trong trạng thái thấp thỏm và bất ổn. Anh đã nhảy việc 3 lần kể từ lúc ra trường cho tới nay, và lần chuyển việc nào cũng đều bắt đầu từ nhu cầu cắt giảm mạnh nhân sự của ngân hàng. Do đó, Việt quyết định ra đi trước khi bị “ép” nghỉ.

Đến lượt trợ cấp tiền điện thoại

Giữa lúc các công ty đang ngấp nghé khủng hoảng, mỗi tháng tốn gần 20 triệu đồng tiền hỗ trợ cước di động cho nhân viên, không ít “ông chủ” đã tính đến cắt giảm khoản chi phí trên nhưng lại sợ ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của tập thể.

Tuy vậy, thay vì biện pháp mạnh, anh Nguyễn Đăng Phúc (Hà Nội) đã tính đến phương án mềm dẻo hơn. Sau khi xem xét lại khoản hỗ trợ dành cho từng nhân viên phù hợp với từng vị trí công việc, anh Phúc tìm hiểu về các chính sách hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp của nhà mạng và áp dụng các hình thức tiết kiệm “vừa không tốn kém lại vừa lòng nhân viên”.

Không khó để tìm kiếm các chương trình như thế này. Chẳng hạn, chương trình “VinaPhone đồng hành cùng doanh nghiệp” gồm 5 chương trình khuyến mãi “con” (VIP, VIP350, “Thỏa sức Alo”) có thể tiết kiệm được đến 34% chi phí này cho công ty

Hai gói cước VIP250 và VIP350 tương đương mức cước là 250.000 đồng và 350.000 đồng/tháng. Với số tiền đó, các thuê bao được miễn phí cước thuê bao tháng, 250-350 phút gọi trong nước, 100-200 tin nhắn; 300-500MB miễn phí lưu lượng 3G.

Còn chương trình “Thỏa sức Alo” áp dụng cho các thuê bao có mức sử dụng bình thường với thời lượng miễn phí 10 phút. Với 45.000 đồng mỗi tháng, thuê bao được miễn cước các cuộc gọi đến thuê bao VinaPhone và VNPT/Gphone Hà Nội. Với 145.000 đồng, thuê bao được miễn cước các cuộc gọi đến thuê bao VinaPhone, Mobifone và VNPT/Gphone toàn quốc. Mức tiêu dùng miễn phí lên đến 2.000 phút/thuê bao/tháng. Nếu Công ty duy trì hoạt động từ 3 thuê bao VinaPhone trở lên, mỗi gói cước sẽ được giảm đến 10.000 đồng.

Với các gói cước trên, cái lợi là bản thân công ty cũng được hưởng với việc được miễn cước cam kết số đẹp, được tặng tiền (300.000 – 500.000) đồng mỗi tháng cho thuê bao đại diện. Các chương trình này có thể sử dụng cho thuê bao hotline bán hàng, tư vấn...
P.V