Tôn giả, tôn gian tái xuất sau đợt truy quét

Hiện tượng giả, nhái nhãn mác sản phẩm và “đôn dem”, bán hàng không hóa đơn đã xuất hiện trở lại trên thị trường chỉ ít tháng sau đợt truy quét mạnh mẽ cuối năm 2014, khi Hiệp hội Thép và các DN kêu trời vì nạn làm ăn gian dối trong ngành tôn.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), hiện có 15 công ty lớn và nhiều cơ sở nhỏ sản xuất tôn thép mạ và phủ màu chủ yếu tập trung ở phía Nam, với tổng năng lực sản xuất lên tới 4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, các DN lớn trong ngành này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của không ít DN làm ăn chộp giật, khiến thị trường này trở nên méo mó, với nguy cơ xâm hại nghiêm trọng quyền lợi của người tiêu dùng.

 

Thống kê chưa đầy đủ của VSA và các cơ quan quản lý cho thấy, hiện tỷ trọng hàng giả, hàng nhái, hàng “đôn dem” (thuật ngữ để chỉ hành vi khai man độ dày của tấm tôn) đã tăng trưởng nhanh chóng từ 4-5% cách đây vài năm lên 20% hiện nay.

 

Cách đây hơn nửa năm, khi nhiều DN lớn và Hiệp hội thép lên tiếng mạnh mẽ cảnh báo nguy cơ hàng giả, hàng nhái và “đôn dem” tràn lan trên thị trường, các cơ quan chức năng mà đặc biệt là cơ quanquản lý thị trường đã tích cực vào cuộc và phát giác, xử lý khá nhiều cơ sở vi phạm.

 

Tuy nhiên, chỉ sau ít tháng thì tình trạng này đã quay lại, không hề thua kém trước khi có chiến dịch truy quét. Theo ghi thông tin bước đầu từ các cơ quan chức năng hiện trạng tôn giả, đôn dem xuất hiện chủ yếu ở các thị trường Thanh Hóa, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên và Hà Nội…

 

Trong chuyến thâm nhập thị trường thực tế một số cơ sở kinh doanh tôn có dấu hiệu kinh doanh gian dối được các cơ quan chức năng “khoanh vùng”, phóng viên đã phát hiện những chứng cứ rõ ràng về hành vi này.

 

Trong vai người đi mua vật liệu tôn, phóng viên đến cơ sở kinh doanh tôn của Công ty TNHH Thanh Long có địa chỉ Phường Ninh Xá (Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

Đây là một cơ sở cung cấp vật liệu tôn đã lâu đời ở địa bàn này. Mỗi ngày đều có nhiều mối hàng mua vật liệu tôn tại đây, từ người mua lẻ cho đến mua buôn ra vào nườm nượp.


Bên ngoài cơ sở Thanh Long

Bên ngoài cơ sở Thanh Long

Tại cơ sở bán tôn của Công ty TNHH Thanh Long, khi phóng viên hỏi mua tôn chủ cơ sở cho biết bán tôn với mức giá khác nhau, dao động từ 70.000 đến 90.000/m2 tùy độ dày. Sau khi tham khảo các mức giá, chúng tôi đặt mua loại tôn có độ dày 0.45mm.

 

Chủ cơ sở kinh doanh tôn của Công ty TNHH Thanh Long nhanh chóng yêu cầu công nhân đưa cuộn tôn ra cán, quấn thành cuộn tròn và tiến hành viết hóa đơn bán hàng để tính tiền.


Bên trong cơ sở Thanh Long

Bên trong cơ sở Thanh Long
Bên trong cơ sở Thanh Long

 

Sau khi mua được hàng, chúng tôi đã nhờ một kỹ sư chuyên về vật liệu tôn tiến hành kiểm tra chất lượng tấm tôn và độ dày với dụng cụ đo tiêu chuẩn trong xây dựng. Ngay khi lật mặt sau của tấm tôn, kỹ sư đã phát hiện ra tấm tôn này được in độ dày là 0.4mm chứ không phải 0.45mm như độ dày ghi trong hóa đơn.

 

Tiếp theo đó, khi dùng dụng cụ đo tiêu chuẩn để kiểm tra, độ dày thực tế của tấm tôn chỉ có 0.34mm. Tức là khách hàng đã bị gian lận tới hơn 0.1mm.


Độ dày thực tế của tấm tôn mua tại cơ sở Thanh Long
Độ dày thực tế của tấm tôn mua tại cơ sở Thanh Long

 Như vậy rõ ràng, khách hàng đã bị “móc túi” tới 2 lần từ việc đưa cho tôn in độ dày sai với hóa đơn đến việc độ dày thực tế thấp hơn nhiều lần…

 

Theo tìm hiểu của phóng viên từ giới kinh doanh vật liệu tôn thì những loại tôn bị đôn dem thường có giá thành rẻ hơn từ 15.000 - 25.000/m2 so với giá thành của tôn “xịn”.

 

Chỉ cần làm phép tính đơn giản, với việc đôn dem 0,1mm/m2 tôn, mỗi ngày hàng nghìn m2 tôn xuất xưởng chủ cơ sở gian lận đã thu về hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.

 

Tiếp tục lăn bánh trên hành trình thâm nhập thị trường tôn giả, phóng viên tìm tới cơ sở kinh doanh có tên Công ty TNHH MTV Thương Mại và Sản xuất Nam Sơn Thịnh có địa chỉ tại xã Cao Minh (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) và cơ sở bán hàng đặt tại Tân Dân (Sóc Sơn, Hà Nội).

 

Cơ sở Nam Sơn Thịnh có quy mô khá lớn cung cấp lượng lớn nhu cầu tiêu thụ tôn, thép trong vùng. Chúng tôi đặt mua loại tôn có độ dày 0.45mm.


Bên trong cơ sở Nam Sơn Thịnh

Bên trong cơ sở Nam Sơn Thịnh

 Sau khi đã mang sản phẩm ra ngoài, tiến hành nhờ kỹ sư chuyên về vật liệu tôn tiến hành kiểm tra phát hiện nhãn mác in trên tấm tôn rất mờ và chất lượng mực in cực kém.

 

Tiếp đó, lấy máy đo tiêu chuẩn để đo độ dày, tấm tôn phóng viên mua được chỉ dày 0.34mm tức là tấm tôn này đã bị “đôn dem” hơn 0.1mm giống như tại Bắc Ninh.


Độ dày thực tế của tấm tôn mua tại cơ sở Nam Sơn Thịnh
Độ dày thực tế của tấm tôn mua tại cơ sở Nam Sơn Thịnh

 “Thông thường nhãn mác của tôn  chính hãng “xịn” rất rõ ràng và đậm nét và không có tình trạng in sai độ dày nên tấm tôn này khả năng lớn là loại tôn giả được dập lại nhãn mác”, kỹ sư chuyên về vật liệu tôn cho biết.

 

Theo khảo sát của phóng viên, chiêu bài gian lận của các cơ sở kinh doanh tôn vẫn không có gì thay đổi so với thời gian trước, tức là vẫn nhập phôi tôn trắng kém chất lượng, nguồn gốc xuất xứ mù mờ và “đôn dem”, in dập tên thương hiệu, nhãn mác phổ biến trong nước để đánh lừa người tiêu dùng và bán với giá cao.

 

Thông thường khách hàng khi mua tôn thường chọn mua loại có độ dày từ 0,35mm trở lên. Tuy nhiên, do độ dày của tấm tôn không thể phân biệt và xác định đúng được bằng mắt thường nên chủ cơ sở kinh doanh tôn đã lợi dụng yếu tố này để bán tôn giả, tôn kém chất lượng, sản phẩm mà khách hàng  mua đuợc thường mỏng hơn nhiều so với yêu cầu.

 

Ví dụ sản phẩm tôn 0,35mm sẽ báo người tiêu dùng là 0,4mm dem hoặc 0,45mm và bán với giá cao hơn giá trị thực của tôn 0,35mm nhưng lại thấp hơn giá thị trường của tôn có cùng độ dày công bố, khiến người tiêu dùng lầm tưởng mua được hàng rẻ.

 

Bên cạnh đó, trên những tấm tôn giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường hiện nay vẫn có những “ký hiệu ngầm” để giới buôn tôn ra hiệu cho nhau biết rằng đó là tôn kém chất lượng có thể đã bị “đôn dem” hoặc tôn làm giả.

 

Trên những cuộc tôn kém chất lượng bị “đôn dem” thường có ký hiệu “MSC” hoặc “MC” trong chuỗi mã số ký hiệu in ở mặt sau của tấm tôn, kèm theo thông số 0.35 hoặc 0.4 (thay vì viết đầy đủ là 0,35mm và 0,4mm). Điều này giúp cho các cơ sở tôn giả, tôn gian có thể “giải thích” với các cơ quan chức năng rằng đây là thông số “mã số cuộn”, hoặc “mã cuộn”, chứ không phải thông số độ dày. Còn với người tiêu dùng, đương nhiên các cơ sở này sẽ giải thích rằng đó chính là thông số độ dày.

 

Thực tế, trong cả hai sản phẩm tôn phóng viên mua tại cơ sở ở Bắc Ninh và Vĩnh Phúc đều có ký hiệu “MSC” và con số độ dày được viết tắt là 0.4 và 0.45 thay vì viết đúng là 0.4mm và 0.45mm.


Ký hiệu MSC của tấm tôn mua tại cơ sở Nam Sơn Thịnh

Ký hiệu MSC của tấm tôn mua tại cơ sở Nam Sơn Thịnh
Ký hiệu MSC của tấm tôn mua tại cơ sở Thanh Long
Ký hiệu MSC của tấm tôn mua tại cơ sở Thanh Long
Nhãn mác Việt Nhật in trên tấm tôn của cơ sở Nam Sơn Thịnh có chất lượng in kém, mờ.

Nhãn mác Việt Nhật in trên tấm tôn của cơ sở Nam Sơn Thịnh có chất lượng in kém, mờ.

Theo khảo sát thực tế trên thị trường thời gian qua, sản phẩm tôn Hoa Sen được các cửa hàng, nhà máy cán tôn giả “ưa thích” nhất, vì các sản phẩm tôn của Hoa Sen đang chiếm thị phần lớn, được người tiêu dùng ưa chuộng. Theo kết quả điều tra sơ bộ, tôn Hoa Sen bị làm giả trên nhiều tỉnh thành phía Bắc, thậm chí ngay tại Hà Nội.

 

Các đoàn kiểm tra của cơ quan chống hàng giả đã từng phát hiện, xử lý rất nhiều cơ sở lớn nhỏ tại Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hưng Yên… vừa làm giả nhãn mác Hoa Sen từ phôi tôn kém chất lượng và mập mờ nguồn gốc, vừa “đôn dem” để nâng giá móc túi người tiêu dùng. Với mỗi mét tôn làm giả và “đôn dem”, gian thương có thể kiếm lợi bất chính hàng chục nghìn đồng.

 

Minh Thái
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm