Bản tin trưa 21/10:

Tiền vào bắt đáy, giới đầu tư vẫn "khó thở" khi VN-Index mất 25 điểm

Mai Chi

(Dân trí) - Với chuỗi phiên giao dịch thanh khoản thấp kéo dài, kịch bản xấu nhất cũng đã xảy ra khi VN-Index sáng nay lao dốc mạnh và đóng cửa sát 1.030 điểm bất chấp tiền lao vào bắt đáy tăng đột biến.

Thanh khoản tăng mạnh khi VN-Index lao dốc

Thanh khoản phiên giao dịch sáng nay (21/10) trên HoSE gần suýt soát với thanh khoản trong cả ngày giao dịch của một vài phiên gần đây. Lực cầu nhập cuộc trong bối cảnh giá cổ phiếu lao dốc mạnh.

VN-Index đánh mất 25,1 điểm tương ứng 2,37% còn 1.033,35 điểm, ghi nhận "rút chân" nhẹ sau khi xuống dưới ngưỡng 1.030 điểm. VN30-Index giảm tới 29,73 điểm tương ứng 2,82% còn 1.023,53 điểm.

HNX-Index giảm 5,32 điểm tương ứng 2,35% còn 220,56 điểm; UPCoM-Index giảm 1,44 điểm còn 1,78% còn 79,34 điểm.

Tiền vào bắt đáy, giới đầu tư vẫn khó thở khi VN-Index mất 25 điểm - 1

Thanh khoản sàn HoSE đạt 6.925 tỷ đồng với khối lượng giao dịch 344,72 triệu đơn vị; HNX có 40,73 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 615,51 tỷ đồng.

Top cổ phiếu ảnh hưởng tới VN-Index

Tiền vào bắt đáy, giới đầu tư vẫn khó thở khi VN-Index mất 25 điểm - 2

Top cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Trên sàn HoSE:

Tiền vào bắt đáy, giới đầu tư vẫn khó thở khi VN-Index mất 25 điểm - 3

Trên sàn HNX:

Tiền vào bắt đáy, giới đầu tư vẫn khó thở khi VN-Index mất 25 điểm - 4

Top cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Trên sàn HoSE:

Tiền vào bắt đáy, giới đầu tư vẫn khó thở khi VN-Index mất 25 điểm - 5

Trên sàn HNX:

Tiền vào bắt đáy, giới đầu tư vẫn khó thở khi VN-Index mất 25 điểm - 6

Dòng tiền theo nhóm ngành:

Dầu khí: PVD (245,6 tỷ đồng); PVS (187,4 tỷ đồng); BSR (89,7 tỷ đồng);

Hóa chất: DGC (153,1 tỷ đồng); DCM (83,6 tỷ đồng); DPM (63,1 tỷ đồng); CSV (22,2 tỷ đồng);

Tài nguyên cơ bản: HPG (401,4 tỷ đồng); HSG (174,2 tỷ đồng); NKG (131,1 tỷ đồng);

Xây dựng và vật liệu: VGC (76,4 tỷ đồng); VCG (67,8 tỷ đồng); CII (32,7 tỷ đồng);

Thực phẩm và đồ uống: VNM (95,6 tỷ đồng); HAG (84,2 tỷ đồng); DBC (57 tỷ đồng); MSN (50,7 tỷ đồng); KDC (33,5 tỷ đồng);

Bán lẻ: FRT (141,2 tỷ đồng); MWG (126,8 tỷ đồng); DGW (109,2 tỷ đồng);

Ngân hàng: STB (131,3 tỷ đồng); TCB (115,6 tỷ đồng); MBB (114,7 tỷ đồng); SHB (65 tỷ đồng); VCB (50,4 tỷ đồng);

Bất động sản: IDC (109,7 tỷ đồng); DXG (93,6 tỷ đồng); DIG (85 tỷ đồng);

Dịch vụ tài chính: VND (221,9 tỷ đồng); SSI (185 tỷ đồng); VCI (133,4 tỷ đồng).