1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Thuê Trung Quốc giúp nông dân Việt, Bộ Công thương nghĩ gì?

Bộ Công thương tính dành kinh phí thuê nhà tư vấn nằm tại Trung Quốc hoặc của Trung Quốc nghiên cứu, đưa ra tư vấn phương hướng thâm nhập thị trường này.

Liên quan đến câu chuyện sản xuất và tiêu thụ nông sản còn bất cập, trong đó câu chuyện dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) thời gian qua, trả lời câu hỏi của báo chí rằng, lâu nay nói đến tiêu thụ nông sản gặp khó, thường có nguyên nhân do sản xuất thiếu kế hoạch.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* TPHCM: "Gặp lãnh đạo thành phố khó hơn gặp thứ trưởng

* Ông Phạm Hữu Phú ứng cử thành viên HĐQT Eximbank

* Nhân viên ngân hàng nào có thu nhập cao nhất?

* Địa ốc Dầu khí bầu lại toàn bộ Hội đồng quản trị

 

Do đó, vấn đề đặt ra là, trong kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ, Bộ Công Thương đã có nghiên cứu về sức tiêu thụ từng loại nông sản hay chưa? Đơn cử như với dưa hấu, sức tiêu thụ tại thị trường nội địa như thế nào? Và ngoài thị trường Trung Quốc, cơ hội cho nông sản Việt Nam tại các thị trường cụ thể khác như thế nào, nhất là thị trường trong khu vực ASEAN?

 

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định: “Hiện nay, các cơ quan nhà nước đã có những nghiên cứu như thế, nhưng còn rất hạn chế. Bộ Công Thương và Bộ NN- PTNT đã đưa ra đề án đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc, tuy nhiên xuất khẩu nông sản, trừ mặt hàng gạo đã có truyền thống, còn một số mặt hàng khác còn mới. Nghiên cứu về thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam còn chưa đầy đủ”.

 

Ông Trần Thanh Hải thông tin, một trong những biện pháp Bộ Công thương đang tính đến đó là sẽ dành kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia để thuê các nhà tư vấn nằm tại Trung Quốc hoặc của Trung Quốc nghiên cứu để đưa ra cho Việt Nam những tư vấn phương hướng thâm nhập thị trường này.

 

Trước biện pháp vị đại diện Bộ Công thương đưa ra, GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về nông nghiệp đã đặt câu hỏi: “Tại sao nhờ chuyên gia Trung Quốc sang làm gì? Đâu bí đến mức phải thuê nhà tư vấn Trung Quốc nghiên cứu thị trường để đưa ra tư vấn cho Việt Nam?”.

 

Theo GS Võ Tòng Xuân, vấn đề là Bộ Công thương phải có những người sành sỏi về thương trường Trung Quốc, qua đó để biết nhu cầu của họ như thế nào. Ví dụ như dưa hấu phải có ước tính, Trung Quốc cần bao nhiêu ngàn tấn dưa hấu, mỗi thời điểm như thế nào rồi về mới tổ chức sản xuất thay vì không tổ chức mà cứ đâm đầu làm.

 

“Đưa chuyên gia Trung Quốc về đây họ làm gì? Bộ Công thương tính toán thế này, Việt Nam nghèo là đúng rồi. Bộ Công thương có bộ phận Xúc tiến thương mại phải đi khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm thị trường cho mỗi nông sản của Việt Nam rồi mới báo lại cho hệ thống sản xuất, nắm được thông tin để sản xuất. Mời chuyên gia nước ngoài đến không ăn thua, họ tới họ nói như mình. Phải qua tận nơi để nắm thị trường”, GS Võ Tòng Xuân nói.

 

GS Võ Tòng Xuân lấy dẫn chứng, các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar... luôn luôn tìm thị trường rồi mới cho các công ty tổ chức sản xuất, thay vì thụ động như Việt Nam và cũng không có chuyện thuê chuyên gia nước nào để làm việc tư vấn cho họ, đặc biệt là Trung Quốc.

 

GS Võ Tòng Xuân cũng bày tỏ lo ngại rằng, việc mời chuyên gia, tư vấn của Trung Quốc đến Việt Nam một mặt sẽ tốn thêm kinh phí, mặt khác nếu đối tác có mục tiêu không trong sáng thì sẽ gây hại nhiều hơn.

 

Liên quan đến kế hoạch tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nêu quan điểm rằng, doanh nghiệp, thương lái có vai trò quan trọng.

 

Cụ thể, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nền kinh tế Việt Nam đang theo là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết, đã gọi là kinh tế thị trường thì phải ưu tiên theo thị trường.

 

“Nếu chúng ta nói nhiều quá đến kế hoạch có khi lại quay lại thời bao cấp ngày xưa. Theo đúng kinh tế thị trường, từ những nước đang phát triển nhất (Mỹ, EU...) chủ yếu do người nông dân và các doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam, hiện vẫn đang ở mức phát triển thấp hơn nên trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương phải hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp.

 

Nhưng rõ ràng, năm nay có thể là vấn đề của dưa hấu, sang năm có thể lại là mặt hàng khác, chứ không phải tất cả chúng ta đều có thể dự báo được. Đương nhiên chúng ta cần thông tin, dự báo, nhưng quan trọng hơn là các doanh nghiệp, nhất là thương lái đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng thị trường, tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam”, Thứ trưởng Hải nói.

 

Theo Tâm An

Đất Việt
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước