Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Nếu huỷ hoại môi trường phải đóng cửa nhà máy"

(Dân trí) - "Các nhà máy ven biển, các khu công nghiệp cần đẩy mạnh bảo vệ môi trường. Trong phát triển, không phá hỏng lợi thế phát triển du lịch, kinh tế biển. Nếu huỷ hoại môi trường phải đóng cửa nhà máy và nộp tài sản cho nhà nước, phải phát triển bền vững", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

"Chúng ta đã chậm rồi..."

Sáng nay 27/8, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2016. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư tham dự.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Ninh Thuận trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng đã có những cố gắng, xuất hiện mô hình kinh tế mới.

Thủ tướng cũng cho rằng, Ninh Thuận cần tư duy đổi mới, đóng vai trò chủ đạo trong tạo không gian, điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội.
Thủ tướng cũng cho rằng, Ninh Thuận cần tư duy đổi mới, đóng vai trò chủ đạo trong tạo không gian, điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng, Ninh Thuận cần tư duy đổi mới, đóng vai trò chủ đạo trong tạo không gian, điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội. Chính người dân, doanh nghiệp mới làm kinh tế tốt chứ không phải nhà quản lý. Do đó, cần phải có bộ máy hành chính liêm chính, không để tình trạng trì trệ mà phải luôn vươn lên, năng động, không chờ đợi, ỷ lại cấp trên.

"Chúng ta đã chậm rồi, nay phải năng động, tốc độ, vươn lên mạnh mẽ hơn. Các đồng chí hiện mới đáp ứng trên 30% tốc độ, trong khi các địa phương khác thì đã 70% rồi. Phải chống trì trệ, năng động, không được chậm trễ", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng khẳng định, lợi thế lớn nhất của Ninh Thuận là điều kiện thời tiết khác biệt các địa phương khác. "Ninh Thuận sở hữu một vẻ đẹp Việt, một Tây Á và Trung Đông thu nhỏ ở Việt Nam. Vị trí kết nối của Ninh Thuận với các tỉnh cũng như nền văn hóa người Việt, Chăm, Raglai đặc sắc. Do đó, tư duy phát triển du lịch, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao không nơi nào có được", Thủ tướng nói.

Trước khi tham dự hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi đến thăm nhà của một người Chăm chuyên trồng măng tây tại Ninh Thuận. Thủ tướng cho rằng, giá trị 1 ha đất cát mà trồng lúa chỉ 25 triệu đồng nhưng trồng măng tây thì lên đến 1 tỷ đồng. Nói với Thủ tướng, nông dân người Chăm cho biết, măng tây luôn thiếu, thậm chí "cháy" hàng.

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ ngành, các tỉnh, huyện, xã, lắng nghe, xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc phát sinh
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ ngành, các tỉnh, huyện, xã, lắng nghe, xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc phát sinh

Dẫn ra ví dụ này, Thủ tướng yêu cầu Ninh Thuận cần chú trọng phát triển nông nghiệp, chú trọng những lợi thế như đây là địa phương không nơi nào của Việt Nam có nồng độ nước biển mặn nhất, chiếm 85% nho của cả nước, đàn cừu số lượng lớn...

Tại hội nghị có nhiều nhà tư đến từ Anh quốc. Thủ tướng cho rằng, đây là cơ hội để Ninh Thuận quảng bá, kêu gọi đầu tư mạnh hơn nữa vào các dự án năng lượng tái tạo.

Cán bộ đừng "nói trước quên sau"

Trước lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận và các nhà đầu tư trong, ngoài nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ sẽ dành những cơ chế cho phép Ninh Thuận hưởng cao nhất ưu đãi, hỗ trợ khắc phục khó khăn để từng bước bắt kịp và phát triển cùng cả nước.

Ninh Thuận đang là điểm đến, đón nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư có tiềm năng, quyết tâm, có chiến lược, tầm nhìn... Tuy nhiên, để thu hút đầu tư, chính quyền cần có tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe. "Tránh tình trạng tiếp dân, doanh nghiệp cho có lệ rồi vài hôm sau lại quên. Không "nói trước quên sau". Phải tạo chữ tín của người phục vụ nhân dân. Ở đâu chính quyền tốt thì doanh nghiệp gắn bó, vui mừng khi nộp thuế", Thủ tướng nói.

Lãnh đạo Chính phủ, tỉnh Ninh Thuận chứng kiến lễ ký kết đầu tư của các doanh nghiệp
Lãnh đạo Chính phủ, tỉnh Ninh Thuận chứng kiến lễ ký kết đầu tư của các doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ ngành, các tỉnh, huyện, xã, lắng nghe, xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc phát sinh; Đừng để người dân kê ca, bức xúc; Nên tiếp tục cải cách thủ tục, cơ chế chính sách để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; Nên phát triển website thu nhận ý kiến đánh giá của người dân, doanh nghiệp để kịp thời xử lý.

"Cũng nhận lương như thế mà sao Đồng Tháp và một số địa phương thay vì hành dân thì chuyển về lo cho dân, doanh nghiệp. Các đồng chí phải suy nghĩ vấn đề này", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cho rằng, môi trường đầu tư của Ninh Thuận vẫn thấp đáng kể so với các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hoà. Theo thống kê, tại Ninh Thuận, cứ 275 người dân mới có 1 doanh nghiệp, trong khi các địa phương cả nước trung bình 160 người dân có 1 doanh nghiệp. Các nước phát triển thì cứ 3-4 người dân là có 1 doanh nghiệp rồi.

"Doanh nghiệp tạo ra việc làm, GDP chứ có phải các đồng chí làm việc đó đâu. Do đó, địa phương phải có cam kết chính sách rõ ràng, cụ thể với các nhà đầu tư.

Văn nghệ chào mừng các địa biểu dự hội nghị xúc tiến đầu tư Ninh Thuận
Văn nghệ chào mừng các địa biểu dự hội nghị xúc tiến đầu tư Ninh Thuận

Cần xây dựng chính quyền đối thoại, dẹp bỏ các rào cản, hỗ trợ khởi nghiệp. Đừng để thủ tục nhận mảnh đất phải mất vài năm thì cơ hội kinh doanh còn đâu nữa với các nhà đầu tư", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Trước khi diễn ra hội nghị, tại Ninh Thuận đã diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác dự án Khu liên hợp luyện thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận (của Tập đoàn Hoa Sen), khởi công Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ và Dự án điện gió Trung Nam.

Bài học rút ra từ sự cố Formosa (Hà Tĩnh), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ninh Thuận tiếp cận tư duy mới để phát triển trên mô hình kinh tế xanh, sạch. Phải làm thật khoa học, nghiên cứu tổng thể, có tầm nhìn xa. Không để tình trạng băm nát cả bệnh viện để chia lô bán nền. Không được xé lẻ, xé nhỏ dự án.

"Các nhà máy ven biển, các khu công nghiệp cần đẩy mạnh bảo vệ môi trường, không phá hỏng lợi thế phát triển du lịch, kinh tế biển trong phát triển. Nếu hủy hoại môi trường phải đóng cửa nhà máy và nộp tài sản cho nhà nước, phải phát triển bền vững", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Công Quang