Thủ tướng: Ngân hàng là trọng tâm tái cơ cấu tài chính
(Dân trí) - Bên cạnh đó, hoạt động tái cơ cấu tài chính còn tập trung tăng cường hạ tầng tài chính, đổi mới cơ chế ổn định tài chính và giám sát tài chính theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo cho tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Ổn định tài chính khu vực Đông Á do Ủy ban Giám sát tài chính của Quốc hội chủ trì tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã trở thành động lực để qua đó, nhiều nền kinh tế đã thực hiện cải cách toàn diện và sâu sắc hệ thống thể chế tài chính.
Tuy nhiên, những hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu, những diễn biến phức tạp hiện nay trên thị trường tài chính thế giới đang đặt hệ thống tài chính khu vực Đông Á trước không ít rủi ro.
Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách tài chính, các cơ quan giám sát phải tiếp tục lộ trình cải cách, tăng cường phối hợp chính sách và giám sát thị trường tài chính hiệu quả để xây dựng một hệ thống tài chính Đông Á an toàn hơn, bền vững hơn.
Thủ tướng nhìn nhận, trong quá trình phát triển của mình, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đứng vào nhóm nước có thu nhập trung bình; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao (khoảng 7%/năm)...
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, những thành tựu đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Theo đó, kinh tế phát triển chưa thật bền vững, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, thể chế kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm yếu, cản trở sự phát triển.
Hiện nay, Việt Nam đang đặt mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Chính phủ Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung vào cơ cấu lại sản xuất dịch vụ, đầu tư, hệ thống doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính tín dụng, điều chỉnh chiến lược thị trường theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế.
"Tôi chỉ xin nhấn mạnh, trọng tâm chương trình tái cơ cấu thị trường tài chính Việt Nam là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng" - Người đứng đầu Chính phủ nói.
Bên cạnh đó, hoạt động tái cơ cấu tài chính còn tập trung tăng cường hạ tầng tài chính, đổi mới cơ chế ổn định tài chính và giám sát tài chính theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo cho tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, hoạt động này còn tăng cường kết nối, phối hợp khu vực và quốc tế, đặc biệt là đổi mới cơ chế phối hợp trong giám sát tài chính và đề cao vai trò của các tổ chức tài chính quốc tế nhằm đối phó hiệu quả hơn với các rủi ro hệ thống, có tính liên thông trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng.
Hội nghị Ổn định tài chính khu vực Đống Á với chủ đề: “Khuôn khổ ổn định và giám sát tài chính trong môi trường nhiều biến động” diễn ra trong hai ngày 27 và 28/11/2012.
Hội nghị sẽ tập trung vào thảo luận, đánh giá tính ổn định và bền vững của thị trường tài chính khu vực Đông Á bao gồm khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực an toàn, chính sách thận trọng, mô hình và năng lực giám sát cũng như khả năng phản ứng trước những biến động từ bên ngoài...
Tuy nhiên, những hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu, những diễn biến phức tạp hiện nay trên thị trường tài chính thế giới đang đặt hệ thống tài chính khu vực Đông Á trước không ít rủi ro.
Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách tài chính, các cơ quan giám sát phải tiếp tục lộ trình cải cách, tăng cường phối hợp chính sách và giám sát thị trường tài chính hiệu quả để xây dựng một hệ thống tài chính Đông Á an toàn hơn, bền vững hơn.
Thủ tướng đánh giá, kinh tế Việt Nam phát triển chưa thật bền vững, sức cạnh tranh còn thấp.
Thủ tướng nhìn nhận, trong quá trình phát triển của mình, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đứng vào nhóm nước có thu nhập trung bình; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao (khoảng 7%/năm)...
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, những thành tựu đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Theo đó, kinh tế phát triển chưa thật bền vững, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, thể chế kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm yếu, cản trở sự phát triển.
Hiện nay, Việt Nam đang đặt mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Chính phủ Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung vào cơ cấu lại sản xuất dịch vụ, đầu tư, hệ thống doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính tín dụng, điều chỉnh chiến lược thị trường theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế.
"Tôi chỉ xin nhấn mạnh, trọng tâm chương trình tái cơ cấu thị trường tài chính Việt Nam là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng" - Người đứng đầu Chính phủ nói.
Bên cạnh đó, hoạt động tái cơ cấu tài chính còn tập trung tăng cường hạ tầng tài chính, đổi mới cơ chế ổn định tài chính và giám sát tài chính theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo cho tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, hoạt động này còn tăng cường kết nối, phối hợp khu vực và quốc tế, đặc biệt là đổi mới cơ chế phối hợp trong giám sát tài chính và đề cao vai trò của các tổ chức tài chính quốc tế nhằm đối phó hiệu quả hơn với các rủi ro hệ thống, có tính liên thông trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng.
Hội nghị Ổn định tài chính khu vực Đống Á với chủ đề: “Khuôn khổ ổn định và giám sát tài chính trong môi trường nhiều biến động” diễn ra trong hai ngày 27 và 28/11/2012.
Hội nghị sẽ tập trung vào thảo luận, đánh giá tính ổn định và bền vững của thị trường tài chính khu vực Đông Á bao gồm khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực an toàn, chính sách thận trọng, mô hình và năng lực giám sát cũng như khả năng phản ứng trước những biến động từ bên ngoài...
Bích Diệp