1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Hội nhập mà thiếu hiệu quả là lỗi của bộ máy

(Dân trí) - "Hội nhập mà hiệu quả thấp hay không thấy hiệu quả là lỗi của bộ máy quản lý. Phải thay đổi tư duy quản lý, chính sách theo hướng mở. Lấy môi trường kinh doanh công bằng, lấy doanh nghiệp là nguyên khí của quốc gia. Bộ máy quản lý phải thay đổi từ chính sách, tương tác với người dân, doanh nghiệp.

Phát biểu tại Phiên Hiến kế của doanh nghiệp và CPTPP tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam đang diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định: Hội nhập không chỉ đặt hàng hoá, dịch vụ vào môi trường cạnh tranh mà cả bộ máy quản lý cũng cần thay đổi, cần vươn lên để đủ sức điều hành.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Hội nhập mà thiếu hiệu quả là lỗi của bộ máy - 1

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh

Ông Khánh cho biết, Hiện Việt Nam tham gia hàng chục FTAs thế hệ mới, trong đó Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do thương mại Việt Nam và EU (EVFTA) nên sức ép cạnh tranh, đổi mới từ chất lượng hàng hóa, văn hóa doanh nghiệp hoặc thể chế kinh tế là lớn nhất.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, Nhà nước sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng sự chủ động của doanh nghiệp là cần thiết, yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong Hiệp định CPTPP.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, đối với doanh nghiệp, nhiệm vụ sống còn là phải tăng giá trị, phải có vải, chứ không thể mãi dừng lại ở bước gia công.

Nếu không có CPTPP thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không thể vào Việt Nam vì quy mô dệt may của Trung Quốc quá lớn.

Hiện nay, ngành dệt may tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm 70%. Chính vì vậy, chúng ta cần quy hoạch cụ thể, cần đất, nhà máy công suất lớn tại các vùng miền.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định ngành dệt may đang thiếu trầm trọng lực lượng kỹ sư ngành hoá nhuộm. Đây là vấn đề sống còn, nếu không có đội ngũ kỹ sư ngành hoá nhuộm thì ngành dệt may nói chung không có điều kiện phát triển.

Ông Giang khẳng định CPTPP là xương sống của ngành dệt may Việt Nam nhưng xương sống không lôi được cả cơ thể vì cần có nền tảng.

"Giá của ngành dệt may Việt Nam không tăng giá 5 năm nay, xuất khẩu không tăng nhưng mà chi phí y tế, xuất khẩu... tăng. Giờ lao động càng ngày bị thắt chặt. Đây là một bài toán rất khó cho doanh nghiệp", ông Giang nói.

Ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, từ năm 2015, Bộ đã ban hành quy chuẩn quốc gia về quy hoạch dệt nhuộm. Với nước thải công nghiệp nói chung có 33 thông số kiểm soát, nước thải dệt may thì chỉ có 10 thông số.

Quy định góp phần hỗ trợ cho cơ sở dệt nhuộm về bảo vệ môi trường bởi nước thải dệt nhuộm chỉ kiểm soát 10 thông số. Trong khi, Trung Quốc hiện nay chặt chẽ hơn Việt Nam, họ kiểm soát 14 thông số; Ấn độ kiểm soát 12 thông số...

An Linh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm