1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thống đốc: Chỉ hình sự hóa khi không khắc phục được sai phạm

(Dân trí) - Cũng theo Thống đốc, quan điểm của NHNN là không hình sự hóa quan hệ dân sự, mà chỉ là phát hiện sai phạm để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng khắc phục. Chỉ đến khi không khắc phục được thì mới xử lý hình sự.

Phiên chất vấn Thống đốc NHNN được dư luận chờ đợi khá nhiều
Phiên chất vấn Thống đốc NHNN được dư luận chờ đợi khá nhiều
 
Trả lời câu hỏɩ của đại biểu về chương trình cho vay nhà ở đối với người làm công ăn lượng, lực lượng vũ trang … với mức vay lên tới 2 tỷ đồng/hợp đồng vay vốn, Thống đốc cho biết: “Cũng có thể ai đó có một ý tưởng nào đó ở một đâu đó và trao đổi với ai đó, chứ với tư cˡch là Thống đốc NHNN, tôi chưa hề có chủ trương nào về lĩnh vực này. Do vậy chính thức chúng ta chưa có chương trình đó”.

Về chương trình cho vay tín chấp, đây là một trong những chủ trương mà Ngân hàng Nhà nước đang tháo gỡ nhằɭ hỗ trợ cho các doanh nghiệp vốn có ít tài sản nhưng năng lực sản xuất lại muốn sản xuất cao. Thời gian qua, Thống đốc NHNN đã đi nhiều địa phương và tháo gỡ cho vay nhiều trường hợp.Tuy nhiên, cho vay tín chấp phải trên cơ sở đánh giá được hiệu quả một cˡch chính xác mới có thể triển khai được.

Trước thắc mắc của đại biểu về hiện tượng huy động tăng, cho vay giảm, có áp lực lạm phát không, Thống đốc Bình cho biết: Hiện huy động đã tăng gần 10%, tín dụng gần 7%, tức mức chênh khoảng 2%.

“Tổng dư nợ nền kinh tế so với tổng vốn huy động trong nền kinh tế trong hệ thống ngân hàng đạt tỷ số 89,7%, thời điểm chúng ta bước vào quá trình này, tỷ lệ này là 126,4%. Tức là chúng ta sử dụng vốn nhiều hơn so với cái chúng ta huy động được, nghĩa là tiềɮ cung ứng đưa vào lớn, dẫn đến lạm phát, tăng trưởng tín dụng cao. Đến nay, chúng ta đưa tỷ lệ này về 89,7% trong 3 năm qua.

Đối với các ngân hàng trên thế giới, tỷ lệ tín dụng trên tổng nguồn huy động chỉ cao nhất 70%, còn với các ngân hàng lành ɭạnh chỉ ở mức 40 – 60%, phần dư tiền còn lại ngân hàng mới hoạt động trên thị trường chứng khoán. Do vậy, thị trường chứng khoán mới hoạt động được, mới tạo ra cân đối giữa thị trường vốn và thị trường ngân hàng. Hiện nay chúng ta đang đi đúng theo hướng ȑó”, Thống đốc lý giải.

Do vậy, theo Thống đốc, “với tỷ lệ giảm từ 126,4% xuống 89,7%, với cách điều hành chính sách tiền tệ hiện nay, chưa cần thị trường chứng khoán phải có những cải cách mới chúng ta cũng sẽ thấy thị trường khởi sắc lên”.

<ɐ>Chia sẻ về khả năng giảm lãi suất trong thời gian tới, Thống đốc Bình cho hay: Việc giảm lãi suất định hướng của NHNN, chứ lãi suất thị trường đã có sự điều chỉnh. Hiện chỉ còn mức lãi suất trần 6 tháng đặt ở mức 6% và trên thực tế cũng là chỉ định hướngȠso với lạm phát. Bởi trên thực tế, các tổ chức tín dụng đã huy động hơn mức trần khá nhiều.

“Nếu chúng ta đưa mức lãi suất trần xuống, ví dụ như 5% để cho phù hợp với diễn biến lạm phát của năm nay thì kỳ vọng lạm phát còn ở mức cao hơn. Nếu chínhȠsách không ổn định, nó sẽ tạo ra chấp chới, mất niềm tin của nhân dân, dù vậy chúng tôi sẽ tiếp tục ghi nhận ý kiến của đại biểu nhân dân, tiếp tục phân tích và theo dõi sát tình hình, khi các điều kiện cho phép chúng tôi sẽ tiến hành”, Thống đốc nhắn nhủȮ

Còn về lãi suất cho vay, Thống đốc Bình cho biết, lãi suất cho vay có xu hướng tiếp tục giảm từ nay đến cuối năm, nhưng giảm với mức độ rất thấp.

Tăng trưởng tín dụng từ 12-14% liệu nền kinh tế có hấp thụ hết và có tạo ɳức ép lên lạm phát không?  Theo ông Bình: Con số tăng trưởng tín dụng 12-14% hiện nay đã được cân đối từ nhu cầu của nền kinh tế. Nếu đạt được tăng trưởng như kỳ vọng là phù hợp với năng lực thực tiễn của nền kinh tế, nhưng nếu vượt trên mức này là cɨo vay không hiệu quả như thời gian trước đây…

Đánh giá về phiên chất vấn của Thống đốc NHNN, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Phiên chất vấn đã có 19 đại biểu đặt 37 câu hỏi, các câu hỏi đi thẳng vấn đề, chủ đề chất vấn, phần trả lời cũng bám sát, đi thẳng vấn đề được hỏi.

“Qua phần trả lời Thống đốc cho thấy, Thống đốc đã rất nghiêm túc và có nhiều nỗ lực về thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách tiền tệ, tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu và cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế”, Phó Chủ tịch kết luận.

---------
 
Trả lời chấtĠvấn của đại biểu về việc NHNN có nên giữ ổn định tỷ giá như hiện nay không, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: Vừa qua, chúng ta đã chủ động điều chỉnh 1% của tỷ giá, sau 10 ngày, thị trường điều chỉnh theo tỷ giá mới theo xu hướng xuống thấp hơn mức tỷ ŧiá trần của tỷ giá cũ.
 
Do đó, NHNN phải thiết lập mức mua 21.200 đồng/USD, cao hơn mức tỷ giá bình quân trung bình để không làm tỷ giá rớt xuống ảnh hưởng đến xuất khẩu.
“Diễn biến tỷ giá hiện nay do thị trường đũều tiết hoàn toàn. Đây là cơ chế thị trường, do quan hệ cung cầu trên thị trường.Theo phân tích cơ cấu hàng xuất khẩu hiện nay, việc điều chỉnh tỷ giá mạnh hơn nữa là chưa cần thiết và chưa đạt hiệu quả như chúng ta nghĩ”, Thống đốc Bình khẳng định.
č

Chia sẻ về mức tăng trưởng GDP hiện nay, Thống đốc Bình cho biết: Mục tiêu đề ra cho tăng trưởng kinh tế năm nay là 6,2%, lạm phát 7%. Chia sẻ với tư cách cá nhân là chuyên gia kinh tế, Thống đốc Bình dự báo GDP năm 2015 có thể đạt từ 6 - 6,2% nhưng nᶿu để lạm phát ở mức 7% là không nên. Bởi theo ông Bình, nên để lạm phát dưới 6%. Năm nay cố gắng kiềm chế lạm phát ở mức thấp để tạo đà kiềm chế lạm phát năm sau dưới mức 6%.

Trong bối cảnh đó, trả lời câu hỏi của đại biểu về khᶣ năng tăng trưởng tín dụng so với mục tiêu đề ra từ 12-14%, trong khi giữa tháng 9 mới đạt gần 7%, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định, tăng trưởng tín dụng sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Đề cập rõ hơn về nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp, Thống đốc BìnŨ cho rằng, đó là do tổng cầu nền kinh tế sau thời gian khủng khoảng chưa phục hồi được.

Về gói 16.000 tỷ đồng cho phát triển thủy sản, Thống đốc Bình cho hay, nguồn tiền được lấy từ nguồn ngân sách, không phải nguồn từ ngân hàng nên ngành ngân Ũàng không đề ra cơ chế chính sách. Tuy nhiên, Thống đốc Bình cho biết sẽ chuyển tới Bộ Tài chính trả lời đại biểu câu hỏi này.

----------
 
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy về trách nhiệm Thốnŧ đốc trong các sai phạm ngành ngân hàng, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết: “Dù tất cả các sai phạm đó xảy ra ở đâu, khi nào, dù thời đó tôi có làm Thống đốc hay chưa nhưng đến bây giờ tôi làm thống đốc vẫn thuộc trách nhiệm của Thống đốc NňNN và tôi xin nhận hoàn toàn trách nhiệm những sai phạm đó”.

Theo Thống đốc Bình, trong thời gian vừa qua, NHNN đã triển khai rất quyết liệt hoạt động thanh tra giám sát và đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật, công an trong vấn đề giǡm sát hoạt động các ngân hàng.

Tuy nhiên, quan điểm của NHNN là không hình sự hóa quan hệ dân sự, mà chỉ là phát hiện sai phạm để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng khắc phục. Chỉ đến khi các tổ chức tín dụng không khắc phục được, làm Ũại đến tài sản nhân dân thì mới xử lý hình sự.

Thời gian qua đã có nhiều vụ sai phạm lớn như Huyền Như, “bầu” Kiên, Công ty tài chính II của Ngân hàng Nông nghiệp, công ty Lifepro…, phần lớn sự việc đó đều xảy ra trước năm 2011. “Ńhúng tôi đã kiểm điểm hết sức sâu sắc trong báo cáo kiểm điểm phê bình và tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương IV. Hôm nay, bản kiểm điểm đó tôi cũng mang theo để khẳng định rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan”, Thống đốc chia sẻ.
-------
 
Trả lời các đại biểu, Thống đốc NHNN Ɏguyễn Văn Bình cho biết: Trong tuần này, Chính phủ sẽ thông qua giai đoạn 2 của đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Đến nay, tất cả các NHTM đều đã phải xây dựng đề án tái cấu trúc của mình đề NHNN thẩm định. Trong tuần này, Cɨính phủ sẽ thông qua giai đoạn 2 của đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Đối với các NHTM Nhà nước: NHNN đã phê duyệt đề án tái cơ cấu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, đang hoàn tɨiện để phê duyệt phương án cơ cấu lại của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, NHNN đang tiến hành thẩm định Phương án cơ cấu lại của các công ty cho thuê tài chính của các NHTM nhà nước, thực hiện thẩm định và xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án tổng thể nâng cao năng lực tài chính từ nay đến năm 2015 của 5/5 NHTM Nhà nước.

“Mặc dù trong giai đoạn kinh tế khó khăn, việc cổ phần hóa các ngân hàng TMNN diễn ra ngoài sự mong đợi, trong lúc khó khăn nhất phát hành cổ phiếu ngân hàng TMNN đều được giá cao, thể hiện tiềm năng của các ngân hàng thương mại Nhà nước”, Thống đốc nhấn mạnhȮ

Đối với các ngân hàng TMCP: Trong số 9 NHTMCP yếu kém được xác định từ năm 2012, NHNN đã phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại, trong thời gian tới, NHNN sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phương án cơ cấu lại đối với 1 ngân hàng còn lại. Hɩện nay, các ngân hàng này đang tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại theo đúng phương án được duyệt.

Đối với các NHTMCP hoạt động bình thường, NHNN đã nhận phương án tái cơ cấu của 24/25 NHTMCP; trong đó, NHNN đã phê duyệt 18 Phương án tái ɣơ cấu, đồng thời yêu cầu NHTMCP còn lại tiếp tục hoàn thiện phương án.

Đối với các TCTD nước ngoài: Thời gian qua, NHNN tích cực chỉ đạo tái cơ cấu 3 ngân hàng liên doanh thuộc diện yếu kém hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trong đó c˳ 2 ngân hàng dự kiến có sự thoái vốn của đối tác Việt Nam, triển khai việc rút giấy phép, đóng cửa một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động không có hiệu quả hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, chuyển giao tài sản, công nợ sang đơn vị trực ɴhuộc của cùng ngân hàng mẹ hoạt động ở Việt Nam.
 
-----------

Về xử lý nợ xấu, đến cuối tháng 7/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 162,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,11% tổng dư nợ (cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu là 3,61%). Nợ xấɵ của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chínɨ xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, tính từ đầu năm, tháng 7/2014 có tốc độ tăng nợ xấu thấp nhất (tăng 0,79% so với tháng trước) cho thấy chất lượng tín dụng đang có chiều hướng cải thiện.

“Nȃm 2014 , nợ xấu có chiều hướng gia tăng vào các tháng trong năm. Thường các tổ chức tín dụng hạch toán nợ xấu vào cuối năm, nên nợ xấu thường giảm mạng vào 31/12 hàng năm sau khi các tổ chức dùng dự phòng”, Thống đốc NHNN lý giải nguyên nhân nợ xấu gia tăɮg.

Cũng theo Thống đốc Bình, trong giai đoạn trước đây, các nhà băng còn che giấu nợ xấu để có nguồn tiền chia cổ tức, nhưng thời gian qua ngân hàng nhà nước kiểm soát chặt, ngân hàng nào có cổ tức cao thì đều được thanh tra.

Trong cáɣ tháng đầu năm 2014, các TCTD tiếp tục tích cực chủ động xử lý nợ xấu, trong 7 tháng đầu năm các TCTD đã xử lý được hơn 40,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu thông qua: Khách hàng trả nợ: 14,3 nghìn tỷ đồng; Bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: 1,56 nghìn tỷ ȑồng; Bán cho các tổ chức, cá nhân: 14,49 nghìn tỷ đồng; Xử lý bằng dự phòng rủi ro: 8,3 nghìn tỷ đồng...

Đề cập tới tiến độ mua bán nợ xấu của VAMC, Thống đốc cho biết: Đến cuối tháng 8/2014, VAMC đã mua được 3281 khoản nợ, với tổng dư nợ gốc hơn ȵ6 ngàn tỷ đồng nợ xấu, giá mua hơn 46 ngàn tỷ đồng. Hiện nay, VAMC đang tiếp tục thực hiện rà soát, phân loại các khoản nợ đã mua để có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật (cơ cấu lại, bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm...).

Tính đến ɣuối tháng 8/2014, VAMC đã thu hồi được 1.462 tỷ đồng nợ xấu thuộc 31 TCTD; thực hiện điều chỉnh lãi suất cho 4 khách hàng với tổng dư nợ được điều chỉnh lãi suất là 226 tỷ đồng; miễn, giảm lãi/phí cho 16 khách hàng với tổng số tiền miễn, giảm là 60,91 tỷ ȑồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 11 khách hàng với dư nợ gốc được cơ cấu là 446 tỷ đồng.
 
Đồng thời phối hợp với TCTD cấp bổ sung hạn mức 950 tỷ đồng (đã giải ngân được 425 tỷ đồng) để hoàn thiện 2 dự án dở dang của 2 khách hàng. VAMC đã thực hiện bán nợ của 7 khách hàng với tổng dư nợ gốc của các khoản nợ là 623 tỷ đồng, giá bán nợ là 484 tỷ đồng; bán 11 tài sản bảo đảm của khách hàng, thu hồi được 212 tỷ nợ gốc.

Theo lý giải của Thống đốc, sở dĩ có sự khác biệt trong con số nợ xấu thời gian qua là vì “việc giám sát minh bạch hơn, do vậy NHNN quản lý rất sát tình hình hoạt động và phân loại nợ”. Ngành ngân hàng đã thực hiện đánh giǡ thực chất hơn nợ xấu để chủ động có biện pháp đối phó, nếu cộng thêm số nợ xấu của ngân hàng báo cáo với số cơ cấu lại nợ thì số liệu nợ xấu khoảng 8%. Do đó, mục tiêu của NHNN sẽ đưa về khoảng 6% cuối năm nay, trong khi các TCTD là hơn 3%.

Đề cậŰ rõ hơn về VAMC, vị tổng tư lệnh ngành ngân hàng cho hay: VAMC mới hoạt động được một một năm hoạt động. Việc mua nợ xấu là cố gắng lớn.

Ngay từ đầu, hoạt động mua bán nợ của VAMC đã có chủ trương không dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu, nên đ⏠là điểm khác biệt giữa Việt Nam với nước ngoài. Trong bối cảnh không có tiền ngân sách nhưng VAMC đã tạo ra được cơ chế tháo gỡ khó khăn, giảm nợ xấu trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn thời gian tới, các nước trên thế giới đã sử dụnŧ trung bình 20-30% GDP để xử lý nợ xấu, ở những nước ít bị ảnh hưởng thì dùng tới 7-10%, còn Việt Nam chưa dùng đồng nào. Trong bối cảnh đó, VAMC là phù hợp.

Qua 1 năm hoạt động, VAMC gặp phải mộtố khó khăn. Như 1 số đại biểu quốc hội đặt vấn đề cᶧn có 1 luật riêng thì các nước đều có 1 bộ luật riêng về VAMC để xử lý nhanh nhất, thông thoáng nhất. Trong tời gian cấp bách nếu đặt vấn đề có bộ luật ngay thì không có thời gian, nên phải đi đồng thời 2 bước.

Chúng tôi cũng đề xuất Chính phủ nâŮg cao năng lực tài chính cho VAMC từ mức 500 tỷ đồng hiện nay lên 2.000 tỷ đồng.

----------
 
Chiều nay 29/9, trong chương trình làm việc tại phiên họp thứ 31 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu chất vấn TŨống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình.

Theo đó, nội dung chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình gồm việc thực hiện chính sách tiền tệ, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, kết quả xử lý nợ xấu góp phần ổn định kiŮh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trong thời gian qua; tình hình cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong các năm 2014-2015.

Tham gia làm rõ thêm các vấn đề trong phiên trả lời chất vấn của Thống đốc có Bộ trưởng các Bộĺ Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư.

Báo cáo với Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: Trong điều kiện lạm phát có thể kiềm chế quanh mức 5%, thị trường tiền tệ ngân hàng đi vào ổn định, đảm bảo Ŵhanh khoản cho hệ thống ngân hàng, tạo ra nguồn vốn cho nền kinh tế, lãi suất giảm mạnh trở về mức trước năm 2006 và tiếp tục giảm mạnh.

Về tỷ giá, luôn nằm trong định hướng và trong phạm vi quy định của NHNN. Dự trữ ngoại hối tăng lên 5 lần tronŧ 5 năm qua, từ khoảng 7 tỷ (năm 2001) nay đạt trên 35 tỷ USD.

Về tín dụng, vẫn duy trì mức tăng trên 10% trong 3 năm qua. Hết tháng 9 tăng tín dụng xấp xỉ 7%, cao hơn mức của năm ngoái và có thể đạt mục tiêu từ 12-14%. Các tổ chức tín dụng đã đượcĠtiến thành tái cơ cấu từ năm 2012, tất cả các nội dung, lộ trình tiến hành đã được đảm bảo và đi đúng lộ trình đặt ra. Tuần này, Chính phủ sẽ thông qua giai đoạn II của quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Về nợ xấu, tính đến nay, hệ thống ngâŮ hàng đã xử lý nợ xấu trên 249.000 tỷ đồng nợ xấu, tương đương 53% con số nợ xấu phát sinh năm 2015, cũng như tiến hành thắt chặt kỷ cương của các tổ chức tín dụng và khách hàng về xử lý nợ xấu…

Tham gia chất vấn Thống đốc NHNN, đại biểu ňuỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) nói: Hệ thống ngân hàng đã có dấu hiệu khả quan, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vẫn thấp, nợ xấu vẫn còn đáng lo ngại, đặc biệt sự gia tăng liên tục của nợ nhóm 5. Đề nghị cho biết đề án tái cơ cấu đã đi 2/3 chặng đường, vậy những việc lớn ngân hàng đã chưa làm được, nguyên nhân và kế hoạch thời gian tới?

Theo thông lệ, nợ xấu dưới 3% là an toàn. Tuy nhiên, nhìn vào con số của tháng 8/2014, có thể thấy nợ xấu đang tăng lên so với cuối năm 2013. Đề nghị cho biết nguyên nhân chính, giải pháp?

Qua 1 năm thành lập VAMC đã mua được 56.000 tỷ đồng dư nợ gốc, song điều cử tri quan tâm nhất là xử lý hậu sau mua bán như thế nào với nguyên tắţ ko dùng tiền ngân sách. Đề nghị Thống đốc cho biết năng lực tài chính của VAMC để đây là công cụ xử lý nợ xấu chứ ko phải vay mượn thời gian?

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy: Thống đốc có trách nhiệm như thế nào khi để xảyĠra sai phạm trong ngành ngân hàng, mới nhất là Ngân hàng Xây dựng. Có giải pháp gì để xử lý?

Đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi: còn 47% nợ xấu chưa giải quyết được, điều này sẽ đặt ra vấn đề gì để nâng cao quản trị và chất lượng cᷧa hệ thống ngân hàng?

Đến nay, VAMC đã mua được 60.000 tỷ đồng, nhưng bán ra mới 1.500 tỷ đồng. Vậy vướng mắc ở đây là gì, năng lực thực hiện hay là vướng mắc trong mua bán nợ. Nếu vướng thì có cần thiết phải có luật để mua bán nợ hay không?

ļP>Lời hứa của Thống đốc về xử lý nợ xấu thời gian tới sẽ thế nào?

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy: Thống đốc NHNN có trách nhiệm như thế nào trong việc , giải pháp để xử lý những sai phạm là gì?

Đại biểu Đõ Văn Đươngĺ Còn 47% nợ xấu chưa xử lý được, nó có ảnh hưởng thế nào đến?

VAMC đã mua được gần 70.000 tỷ đồng nợ xấu, nhưng mới bán ra được 5%. Vướng mắc là gì hay vướng mắc trong việc mua bán nợ trong mặt pháp lý? 
 
<ńIV>--------
 
Tiếp sau phiên chất vấn Bộ trưởng TN&MT Nguyễn Minh Quang, chiều nay 29/9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục phiên chất vấn Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình.
 
Các nội dung được dự đoán sẽ làm "nóng" phiên chất vấn chính là việc xử lý nợ xấu, trong đó nổi bật là kết quả hoạt động và tính phù hợp của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC), tổ chức ra đời từ giữa năm ngoái.
 
Sau hơn một năm hoᶡt động, đến nay VAMC đã mua được gần 60.000 tỷ đồng nợ xấu, trong số khoảng 150.000 tỷ thể hiện trên báo cáo của các ngân hàng thương mại, và con số nợ xấu được cho là vẫn cao.

Một vấn đề khác mà dư luận quan tâm, đó là việc tái cơ cấu hệ Ŵhống ngân hàng thương mại, thực hiện các chính sách tiền tệ mà trong đó nổi bật là tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, hiện vẫn khá thấp so với mục tiêu đề ra.
 
Nguyễn Hiền<įDIV>
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm