1. Dòng sự kiện:
  2. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Kết quả kinh doanh

Thận trọng những trò gian lận thẻ ATM

Lễ tết cuối năm là dịp năng đến ATM và thường xuyên chi tiêu qua thẻ. Đây cũng là cơ hội vàng để những tay trộm ma mãnh lợi dụng sơ hở của chủ thẻ và ăn cắp dữ liệu bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi.

Các tổ chức thẻ và ngân hàng khuyến cáo chủ thẻ cảnh giác cao độ để phòng tránh nguy cơ mất thông tin tài chính cá nhân trong thời gian này.

Bọn tội phạm luôn phát minh ra những cách thức mới để ăn cắp. Cách đây vài năm, các công ty thẻ in thêm mã số gồm 3 ký tự ở mặt sau thẻ, nhằm tăng cường bảo vệ cho chủ thẻ. Nhưng giờ đây công nghệ đó lại trở thành lợi thế của bọn tội phạm.

Để lấy được mật mã đó, bọn tội phạm thường sử dụng thiết bị ăn cắp dữ liệu, lấy số thẻ rồi gọi điện cho chủ thẻ giả vờ là cán bộ ngân hàng muốn kiểm tra giao dịch bất thường và thuyết phục chủ thẻ cung cấp mã số ở mặt sau thẻ. Đấy là những thông tin cần thiết để chúng thanh toán qua mạng hay qua điện thoại.

Các cơ quan chức năng khuyến cáo người tiêu dùng nếu tin rằng mình bị lừa, nên nhanh trí. Ngay lập tức phải gọi cho ngân hàng nếu nghi ngờ thẻ đã bị mất cắp, thất lạc hay dữ liệu trên thẻ bị rò rỉ.

Nếu thẻ bị kẹt trong ATM, đừng nhập lại số PIN, kẻo mắc bẫy bọn tội phạm. Bởi khi bạn nhập lại số PIN, bọn tội phạm sẽ biết được chìa khoá để đột nhập vào tài khoản của bạn. Đây là trò gian lận khá kinh điển.

Và hãy nhớ rằng, bọn tội phạm không cần phải có chiếc thẻ của bạn trong tay mới lấy được dữ liệu và đột nhập và tài khoản của bạn. Việc nắm rõ từng loại thủ đoạn phạm tội không quan trọng bằng việc phải chuẩn bị sẵn sàng xử lý để tránh mắc mưu kẻ gian.

Dưới đây là những thủ đoạn thường gặp nhất:

1. Lấy cắp thẻ

Bước đầu tiên, bọn tội phạm sẽ lắp vào khe đọc thẻ của máy một miếng nhựa có khả năng giữ thẻ và ngăn máy nhả ra. Thông thường, trong tình huống này, chủ thẻ sẽ nghĩ mình đã thao tác nhầm và bị máy nuốt thẻ, chứ không chú ý xem khe đọc thẻ có gì bất thường không, liệu có bị bọn tội phạm lắp đặt thiết bị lạ vào khe đọc thẻ hay không.

Thận trọng những trò gian lận thẻ ATM - 1

Khi bị nuốt thẻ, đừng nạp lại số PIN-Ảnh: Forbes.

Khi chủ thẻ còn lúng túng chưa biết xử lý ra sao, kẻ gian lại gần, giả vờ là người tốt bụng sẵn sàng giúp đỡ. Chúng sẽ “tư vấn” chủ thẻ nên nhập lại số PIN để lấy lại thẻ và theo dõi. Tất nhiên việc nhập lại số PIN chả giúp ích gì cho chủ thẻ cả, nhưng lại là cơ hội để kẻ gian biết được mật mã truy cập tài khoản thẻ của nạn nhân.

Khi chủ thẻ thất vọng bỏ đi, kẻ gian sẽ ở lại lấy thẻ ra, rồi dùng PIN vừa nhìn trộm được để truy cập vào tài khoản và rút tiền.

2. Trộm dữ liệu

Đây là cách ăn cắp thông tin tài khoản và PIN mà không cần tiếp cận trực tiếp với chủ thẻ. Thông thường, bọn tội phạm cài thêm một thiết bị đọc dữ liệu vào khe đọc thẻ của ATM.

Thận trọng những trò gian lận thẻ ATM - 2

Khi rút tiền ở ATM, nên chú ý xem khe đọc thẻ có gì khác thường không-Ảnh: Forbes. 

Khi ra máy ATM rút tiền, khách hàng vẫn đưa thẻ vào khe đọc thẻ như thường lệ và thực hiện giao dịch. Họ không mảy may nghi ngờ rằng trong khe đọc đó đang có một thiết bị trộm dữ liệu. Toàn bộ thông tin trên thẻ đã được lưu giữ lại trong thiết bị đọc thẻ mà bọn tội phạm cài vào. Khi nạn nhân ra đi, bọn tội phạm sẽ lấy thiết bị ra, sử dụng các thông tin vừa chôm được để làm thẻ giả hoặc mua hàng qua mạng, qua điện thoại.

3. Trộm dữ liệu bằng camera

Theo cách mới, bọn tội phạm vẫn lắp đặt thiết bị đọc thẻ vào máy như trước, nhưng chúng có thể lấy dữ liệu về tài khoản và số PIN từ xa nhờ một chiếc camera mà chúng lắp kín đạo tại ATM.

Camera thường được đặt trong một khay để tờ rơi giả nằm cạnh bàn phím của ATM, một vị trí có thể ghi hình toàn bộ các thao tác của chủ thẻ cũng như lưu giữ số liệu. Với công nghệ không dây, toàn bộ dữ liệu được truyền đến cho kẻ tội phạm đang nấp đâu đó gần ATM.

4. Nhìn trộm qua vai

Bọn tội phạm có thể đứng gần ATM, hay máy cà thẻ và theo dõi quá trình bạn thao tác trên máy. Để tránh loại tội phạm này, phần lớn người tiêu dùng đều cảnh giác che bàn phím khi nhập mã số. Việc ăn cắp dữ liệu này rất thô sơ song đang có xu hướng nở rộ trở lại vì không phải chủ thẻ nào cũng thận trọng mỗi khi giao dịch trên máy.

Thận trọng những trò gian lận thẻ ATM - 3
Nên che bàn phím khi nhập PIN, coi chừng có người nhìn trộm-Ảnh: Forbes.  

Cũng với mưu chước “nhìn trộm qua vai” này, bọn tội phạm sẽ đứng nấp gần ATM và theo dõi chủ thẻ khi họ nhập PIN. Sau đó, chúng sẽ tìm cách làm chủ thẻ mất tập trung, chẳng hạn hét lên, đánh đổ nước uống hoặc nước sốt vào chủ thẻ hoặc đánh rơi tiền và hỏi đó là tiền của ai. Trong lúc chủ thẻ sao nhãng, kẻ gian liền cuỗm toàn bộ thẻ, tiền và cả số PIN của chủ thẻ.

5. Tội phạm ở các quầy thanh toán

Người tiêu dùng nên cảnh giác vì có thể ngay tại quầy thanh toán ở các cửa hàng cũng cài đặt các thiết bị ăn cắp dữ liệu thẻ. Loại thủ đoạn này ngày càng phổ biến. Thường thì chính những nhân viên thiếu trung thực của cửa hàng lắp đặt chiếc máy đó và họ sẽ lấy chiếc thẻ của bạn cà vào máy, lấy cắp thông tin.

Thận trọng những trò gian lận thẻ ATM - 4
Đừng lơ đãng khi giao thẻ cho nhân viên thanh toán-Ảnh: Forbes. 

Những nhân viên không trung thực này sẽ thực hiện các giao dịch bất hợp pháp hoặc bán dữ liệu vừa trộm được cho bọn tội phạm thẻ chuyên nghiệp. Thậm chí, có những trường hợp chính các nhân viên đó là người của nhóm tội phạm cài cắm vào.

6. Ăn cắp bằng điện thoại có camera

Thận trọng những trò gian lận thẻ ATM - 5
Đừng lơ là khi thấy ai đó giơ điện thoại lên-Ảnh: Forbes.  

Ngày nay, để hỗ trợ cho hành vi phạm pháp của mình, kẻ gian thường dùng điện thoại có camera. Tại các cửa hàng bán lẻ và ATM, lợi dụng lúc chủ thẻ không để ý, bọn tội phạm sẽ dùng điện thoại để ghi hình, chụp ảnh chiếc thẻ và sử dụng toàn bộ thông tin đó vào mục đích phạm pháp.

Theo S.L.
VnExpress/Forbes