1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Rượu lậu sẽ “lên ngôi”?

Mức thuế tiêu thụ đặc biệt đề xuất đối với bia là chưa hợp lý trong mối tương quan với rượu và casino.

Theo đề nghị của Chính phủ, để hạn chế sử dụng rượu, bia, Chính phủ đề nghị tăng thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu: Rượu từ 20 độ trở lên tăng từ mức thuế suất 50% lên thuế suất 65% (tăng 15%); rượu dưới 20 độ áp dụng thuế suất 35% (tăng 10%).

Đối với bia: từ ngày 01/7/2015 tăng từ 50% lên 55%; từ ngày 01/01/2017 tăng lên 60%; từ ngày 01/01/2018 tăng lên 65%.

Bên lề kỳ họp Quốc hội, ông Bùi Đức Thụ - Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội trao đổi với báo chí về đề xuất này của Chính phủ.

PV:

PV: Với mức thuế TTĐB mà Chính phủ đề xuất, nhiều ý kiến lo ngại các mục tiêu Chính phủ đặt ra sẽ loại trừ lẫn nhau. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Ông Bùi Đức Thụ: Tôi suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này. Đợt này, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh nâng thuế đối với một số mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Về nguyên tắc, mặt hàng chịu thuế TTĐB là mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng, hay nói cách khác là phải hạn chế tiêu dùng, bao gồm: thuốc lá, rượu bia… có tác động xấu đến sức khỏe của con người; rồi có những mặt hàng không khuyến khích trong điều kiện của mình như ô tô, casino và một số lĩnh vực khác.

Trong điều kiện hiện tại của mình, đối với bia, rượu có mức thuế bất hợp lý (65% - PV) vì để đánh thuế TTĐB cao hay thấp là căn cứ vào tác hại của nó đối với sức khỏe con người. Hay nói cách khác là căn cứ vào độ cồn. Bia có độ cồn từ 6-8 độ mà bây giờ đánh thuế cao gấp đôi của thuế TTĐB đối với rượu hoa quả dưới 20 độ. Điều này là không phù  hợp. Nếu căn cứ vào độ cồn và sự nguy hiểm với sức khỏe thì rượu dưới 20 độ cũng như rượu trên 20 độ là cao hơn bia.

Hiện nay, ở nhiều nước, bia là nước giải khát của người lao động mà lại đánh thuế quá cao thì có phù hợp không?!

Tôi cũng xin nói thêm, theo lộ trình, chúng ta đánh thuế cao với bia như vậy, như thuế áp dụng với casino. Casino là hình thức đánh bạc. Vậy, chính sách của chúng ta một bên là nước giải khát có men, có ga, có cồn thấp với casino thì có hợp lý không. Theo tôi, riêng đánh thuế như vậy đối với bia là cao và cần phải nâng thuế đối với casino, rượu trong mối quan hệ tương thích đối với bia.

PV: Khi áp thuế cao thì giá bán rượu bia cũng tăng cao thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang dùng rượu bia tự nấu còn độc hại với sức khỏe hơn.  Như thế thì mục đích chính sách sẽ không đạt, thưa ông?

Ông Bùi Đức Thụ: Điều này hoàn toàn đúng. Nguyên tắc đánh thuế cao sẽ là “phần thưởng lớn” cho những kẻ trốn lậu thuế, làm hàng lậu. Ở đây, không phải chỉ là nấu rượu lậu mà buôn bán rượu lậu, nhất là trong điều kiện đường biển của chúng ta mênh mông như thế, đường trên bộ cũng hiểm trở, khó khăn (hơn 3.200 km) thì việc đánh thuế như thế nào cũng phải cân nhắc đến khả năng quản lý. Nếu thuế càng cao thì vô hình chung sẽ khuuyến khích buôn lậu và sản xuất hàng lậu ngày càng nhiều. Bài học đối với nâng thuế TTĐB của thuốc lá dẫn đến buôn lậu thuốc lá càng trầm trọng hơn. Tôi cho rằng, giải pháp về thuế TTĐB không chỉ đặt trong mục tiêu tài chính mà phải đặt  trong môi trường kinh tế vĩ mô, trong điều kiện quản lý, điều hành của Nhà nước và các điều kiện thực tiễn khác của đất nước.

PV: Nhưng Chính phủ, cụ thể là Bộ Tài chính, giải thích tăng thuế TTĐB là để tăng thu ngân sách. Mục tiêu này theo ông đã thuyết phục?

Ông Bùi Đức Thụ: Chủ thuyết của đánh thuế TTĐB là đối với mặt hàng hạn chế tiêu dùng căn cứ vào tác hại của nó đối với sức khỏe và đời sống người tiêu dùng. Đó là lý do chính phải đánh thuế TTĐB, không phải vì vấn đề cân đối ngân sách. Nếu vì cân đối ngân sách mà phải gạn thu, tăng thu chỗ này, chỗ kia thì cái được của chúng ta trong cân đối trước mắt thôi, nhưng dài hạn sẽ làm cho nền kinh tế trong lĩnh vực đó bị thui chột và sẽ tác động trực tiếp đến nguồn thu cũng như phát triển kinh tế.

PV: Có vẻ Chính phủ đặt ra quá nhiều mục tiêu trong chính sách thuế TTĐB, thưa ông?

Ông Bùi Đức Thụ: Một chính sách vĩ mô phải đạt được nhiều mục tiêu là tất yếu, nhưng trong hệ thống mục tiêu đó phải xác định cái nào là chính, cái nào là phụ để xác định mức độ, liều lượng cho hợp lý.

Đối với mọi hàng hóa thông thường đã chịu thuế chung bình đẳng rồi, phân biệt theo ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn được khuyến khích. Còn thuế TTĐB chỉ nhằm vào một số nhóm hàng hạn chế tiêu dùng vì nó tác động không tốt đến sức khỏe và đời sống thì đánh thêm một loại thuế bổ sung (thuế TTĐB – PV).

Chủ thuyết chính của nó là căn cứ tác hại của nó để điều tiết, hướng dẫn tiêu dùng. Còn tác dụng đảm bảo tăng thu ngân sách Nhà nước thì cũng có nhưng chỉ là thứ yếu.

Thực tế, tỷ lệ điều tiết từ thuế và phí của chúng ta 3-4 năm nay giảm liên tục, dẫn đến trong nhu cầu chi ngân sách Nhà nước. Hiện tại, chi thường xuyên là chúng ta nợ chế độ, chính sách đã ban hành tương đối nhiều.

PV: Việc tăng thuế lần này, nhiều người cho rằng sẽ bất ngờ với các DN, thưa ông?

Ông Bùi Đức Thụ: Hiện tại, tăng thuế với một số mặt hàng là có lộ trình để DN chủ động hơn. Việc có trước lộ trình có cái hay là DN chủ động nhưng xin nói rằng, khi nói thuế thay đổi thì dẫn đến việc đầu cơ, tích trữ… tác động đến thị trường. Nên việc có lộ trình hay không có là cũng phải cân nhắc. Nhưng phải cố gắng ổn định, có thay đổi gì thì phải trong sự tiên lượng của các chủ đầu tư thì người ta mới yên tâm đầu tư. Còn nếu điều chỉnh quá nhanh sẽ gây sốc cho DN, nhà đầu tư.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo Vũ Hạnh
VOV
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm