1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Tăng phí trạm QL1 để “dồn” xe vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương

(Dân trí) - Tổng Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất tăng phí qua trạm Trung Lương trên QL1 lên gấp 1,5 lần nhằm giảm áp lực cho tuyến đường này do nhiều phương tiện đã chuyển sang QL1 để trốn phí sau khi tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương triển khai thu phí.

Theo Tổng Cục Đường bộ, sau một thời gian ngắn triển khai thu phí trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, một số lượng lớn phương tiện đã chuyển sang lưu thông trên Quốc lộ 1 (QL1) để tránh bị thu phí.

Tăng phí trạm QL1 để “dồn” xe vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương
Tổng Cục Đường bộ đề xuất tăng phí gấp 1,5 lần tại trạm Trung Lương trên QL1 để "dồn" xe vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương nhằm điều hòa lưu lượng 2 tuyến

Số liệu đếm xe tại km 1953+200 QL1 cho thấy, trước khi thu phí đường cao tốc, lưu lượng xe đi vào QL1 khoảng 6.797 xe/ngày đêm, sau khi thu phí trên đường cao tốc thì lưu lượng xe chạy sang QL1 khoảng 14.546 xe/ ngày đêm. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc giao thông, gia tăng tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường trên đoạn tuyến QL1 song song với đường cao tốc.

Vì vậy, cần xây dựng mức thu phí tại trạm Trung Lương đặt tại Km 1953+200 QL1 trên nguyên tắc điều hoà lượng xe giữa đường cao tốc và QL1, đảm bảo công bằng và không ảnh hưởng lớn đến hoạt động vận tải cũng như việc đi lại bình thường của người dân trong khu vực.

Tại văn bản số 710/CIPM-ĐT hôm 7/3, Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) kiến nghị mức phí bình quân bằng 1,5 lần mức thu cơ bản áp dụng cho các trạm thuộc ngân sách Nhà nước, mức thu này hiện cũng đang áp dụng tại trạm thu phí cầu Cần Thơ. Tổng Cục Đường bộ Việt Nam thống nhất với đề xuất của CIPM và đề nghị Bộ Giao thông vận tải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu phí tại trạm thu phí Trung Lương km 1953+200 QL1.

Đề xuất nêu rõ, để có kinh phí chi tổ chức thu điều hoà cho các trạm thu phí có số thu thấp, đề nghị 2 Bộ Tài chính và Giao thông Vận tải cho Tổng Cục Đường bộ Việt Nam được trích các khoản, giao khoán chi tổ chức thu và tổ chức điều hoà chi tổ chức thu theo theo đúng quy định tại Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 9 năm 2004 hướng dẫn thu nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ và Thông tư 78/2003/TTLT-BTC-BGTVT ngày 12 tháng 8 năm 2003 hướng dẫn thực hiện khoán chi hoạt động thu phí đối với các trạm thu phí đường bộ.
 
Theo đó, mức phí được đề xuất lần này được tăng lên như sau:
 

TT

PHƯƠNG TIỆN

CHỊU PHÍ ĐƯỜNG BỘ

MỆNH GIÁ

Vé lượt

(đ/vé/lượt)

Vé tháng (đ/vé/tháng)

Vé quý

(đ/vé/quý)

1

Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại buýt vận tải khách công cộng

15.000

450.000

1.200.000

2

Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; Xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn

22.000

660.000

1.800.000

3

Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn

30.000

900.000

2.400.000

4

Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng Container 20 fit

50.000

1.500.000

4.000.000

5

Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng Container 40 fit

100.000

3.000.000

8.100.000

Quỳnh Anh