1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Tại sao các thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới lại "trầy trật" khi đến Việt Nam?

(Dân trí) - Là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, người Việt Nam có khẩu vị cà phê riêng của mình.

Tại sao các thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới lại trầy trật khi đến Việt Nam? - 1
Là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, người Việt Nam có khẩu vị cà phê riêng của mình. Đất nước này nổi tiếng với một loại cà phê đặc, được làm ngọt bằng sữa.

Người Việt Nam dùng loại cà phê được ủ bằng hạt cà phê Robusta, có vị đắng và gắt hơn, đồng thời có hàm lượng caffeine cao hơn nhiều so với hạt Arabica thường được dùng trên thế giới. Hạt Robusta có sẵn trên khắp các quán cà phê địa phương Việt Nam, trong khi hạt Arabica được phục vụ ở hầu hết các cửa hàng cà phê phương Tây.

Tầng lớp trung lưu hiện đang phát triển mạnh ở Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của thị trường dành cho các cửa hàng cà phê và trà trị giá hơn 1 tỷ USD, theo Euromonitor International.

Các chuỗi cửa hàng cà phê địa phương Việt Nam đang mở rộng nhanh hơn và hoạt động tốt hơn nhiều so với các đối thủ quốc tế của họ. Các chuỗi cửa hàng địa phương này tính phí ít hơn cho cà phê, thích ứng nhanh hơn với các xu hướng mới và có luôn có một dấu ấn đặc trưng khác biệt so với chuỗi cửa hàng quốc tế khác như Starbucks.

Tại sao các thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới lại trầy trật khi đến Việt Nam? - 2
Chuỗi cà phê Úc, Gloria Jean đã buộc phải rời khỏi Việt Nam vào năm 2017. Trong số các chuỗi quốc tế đang cố gắng phát triển tại Việt Nam, Starbucks đang khá nổi bật, mặc dù có giá cao.

“Chúng tôi quan sát và thấy rằng Coffee Bean & Tea Leaf đã không hoạt động tốt ở Việt Nam”, Grace Chia, nhà phân tích cao cấp tại Euromonitor International chia sẻ. “Coffee Bean không có giá cả phải chăng như những quán cà phê địa phương và nó cũng không cung cấp đồ uống theo mùa hoặc ... các sự kiện đặc biệt như Starbucks có để có thể tạo ấn tượng cho mức giá cao của mình”.

Còn với Starbucks, dù có trên 30.000 cửa hàng trên khắp thế giới, nhưng lại chuỗi cửa hàng cà phê này chiếm chưa tới 3% thị phần cà phê Việt Nam. Trên thực tế, trong 1.673.109 người Việt, chỉ có 1 người uống cà phê của Starbucks.

Với thị trường đang phát triển nhanh chóng và số lượng người ưa chuộng cà phê cũng tăng nhanh, Việt Nam đang trở thành mục tiêu hàng đầu cho việc mở rộng quốc tế của chuỗi cà phê toàn cầu. Nhưng thực tế, những chuỗi cà phê nước ngoài này đang gặp khó khăn ở Việt Nam.

Thùy Dung

Theo CNBC

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm