“Sức hút” từ các phố đi bộ ở TPHCM

Mặc dù được xây dựng chưa lâu nhưng sức hút của phố đi bộ Nguyễn Huệ thật khủng khiếp. Trước hiệu quả trên, TPHCM đang tính toán chuyển phố Tây thành phố đi bộ và nhiều con phố đi bộ khác cũng đang chuẩn bị thành hình.

Mặt bằng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ được “săn đón”

Mới khai trương chưa đầy 1 năm nhưng phố đi bộ Nguyễn Huệ đã trở thành một “thương hiệu mạnh” của TPHCM. Hàng ngày đều có hàng vạn bạn trẻ và du khách đến đây đi dạo, thư giãn và tham gia các hoạt động ngoài trời lành mạnh như đọc sách, trượt patin, thể dục, đồng diễn,...

Chính vì sự nhộn nhịp này nên các thương hiệu ẩm thực nổi tiếng như McDonald's, Starbucks, Ngon Asia House, CEleven Cafe... đều lần lượt hiện diện tại đây. Từ đây, mặt bằng 2 bên đường Nguyễn Huệ bắt đầu được “săn đón” dữ dội, đặc biệt là các đại gia ngành ăn uống và thời trang.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ trở thành không gian công cộng thu hút đông đảo người dân thành phố và du khách đến tham quan, thư giãn
Phố đi bộ Nguyễn Huệ trở thành không gian công cộng thu hút đông đảo người dân thành phố và du khách đến tham quan, thư giãn

Một bạn trẻ học cấp 3 cho biết: “Ở thành phố rất hiếm nơi vui chơi công cộng nào vừa rộng rãi, đẹp và an toàn như ở phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ở đây tụi em có thể chơi đủ thứ trò cộng đồng với bạn bè, hoặc có thể tham gia hoạt động của các nhóm khác tổ chức. Khi mệt thì ghé vào quán nào đó bên đường nghỉ ngơi, đọc sách, ngắm phố...”.

Do đó, giá thuê mặt bằng, đặc biệt là mặt bằng tầng trệt tại khu này ngày càng tăng cao. Bất chấp giá thuê ngất ngưỡng, mặt bằng nhỏ hẹp, các ông lớn và cả các thương hiệu bình dân đều cố chen nhau đổ về khu phố đi bộ này. Thậm chí còn có nhà đầu tư gom nhiều mặt bằng lẻ lại để xây dựng thành 1 khu ẩm thực rồi cho thuê từng gian hàng nhỏ...

Theo một công ty khảo sát bất động sản tại TPHCM, so với thời điểm phố đi bộ vừa đưa vào hoạt động (tháng 4/2015), đến đầu năm 2016 giá thuê mặt bằng tại đây đã rất khác. Trước đây, khu vực đường Nguyễn Huệ đã là khu có giá đất đắt nhất TPHCM, nhưng sau khi có phố đi bộ thì giá thuê mặt bằng tại đây tăng thêm 15% - 25%.

Phố đi bộ - Giải pháp hữu dụng cho các khu đô thị mới hình thành

Các nhà kinh doanh dịch vụ lẫn đầu tư bất động sản đều đánh giá rất cao vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một không gian công cộng mới mẻ như phố đi bộ. Do đó, mới đây Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng đã đồng ý chủ trương cho quận 1 nghiên cứu chuyển đổi khu Phố Tây (phường Phạm Ngũ Lão) thành phố đi bộ.

Đại diện của Phú Mỹ Hưng, chủ đầu tư khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của cả nước, cũng đánh giá rất cao mô hình phố đi bộ đối với việc xây dựng lối sống văn hóa của cộng đồng đô thị. Tại khu đô thị này hiện đã có phố đi bộ Tôn Dật Tiên dài hơn 1.500m nối 2 khu chức năng Kênh Đào và The Crescent - Hồ Bán Nguyệt. Từ 5 giờ chiều, tất cả các phương tiện di chuyển đều bị cấm để chỉ dành cho người đi bộ.

Phố đi bộ Tôn Dật Tiên là nơi tổ chức hội chợ Hoa Xuân Phú Mỹ Hưng hàng năm
Phố đi bộ Tôn Dật Tiên là nơi tổ chức hội chợ Hoa Xuân Phú Mỹ Hưng hàng năm

Không hoành tráng như phố Nguyễn Huệ, nhưng lợi thế phố đi bộ Tôn Dật Tiên kết hợp hài hòa cây xanh, mặt nước, lối dạo, cảnh quan tự nhiên những chỗ dừng chân. Đây là trục kết nối rất nhiều khu văn phòng, căn hộ và đã phát huy vai trò gắn kết cộng đồng đô thị cũng như phát triển các dịch vụ nội khu. Chính quyết định tạo nên con phố đi bộ đã biến 2 khu vực trên thành không gian công cộng thu hút đông đảo du khách nhất của khu đô thị nói riêng và cả khu vực phía Nam TP.HCM nói chung.

Cuối tuần, khu phố đi bộ Tôn Dật Tiên thút hút hàng ngàn người đến tham quan, mua sắm và tập thể dục
Cuối tuần, khu phố đi bộ Tôn Dật Tiên thút hút hàng ngàn người đến tham quan, mua sắm và tập thể dục

KTS Nguyễn Văn Tất, Chủ tịch Hội đồng kiến trúc quy hoạch (Hội KTS TPHCM) đánh giá rất cao khu phố đi bộ này của Phú Mỹ Hưng, đặc biệt là khi nhà đầu tư này xây dựng thêm cầu Ánh Sao đã nâng tầm mỹ quan Hồ Bán Nguyệt, đồng thời nối 2 khu này thành một trục xuyên suốt dài gần 2km. Ông nói: “Những không gian như thế này không nhiều, trong khi nhu cầu của người dân là rất lớn”.

Theo KTS Nguyễn Văn Tất, TP cần tạo ra nhiều không gian kiểu này, không cần quá hoành tráng nhưng phải gắn kết và phù hợp với đời sống người dân trong khu vực. KTS Nguyễn Ngọc Dũng thì đề nghị nên có chính sách khuyến khích chủ đầu tư các dự án đô thị có diện tích từ 10ha trở lên phải dành một khu đất để thiết kế một khu vực công cộng như thế.

Phố đi bộ Scenic Valley 2 nhìn từ trên cao
Phố đi bộ Scenic Valley 2 nhìn từ trên cao

Mới đây, Phú Mỹ Hưng lại một lần nữa tiên phong xây dựng khu phố đi bộ ngay trước dự án Scenic Valley 2 và sẽ đưa vào hoạt động vào cuối năm 2018. Doanh nghiệp cho biết, tuy chỉ là phố đi bộ dành cho cư dân khu phố, nhưng về chức năng hoạt động thì không khác với phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đây sẽ là không gian cộng đồng, vui chơi, giải trí cho cư dân 2 dự án Scenic Valley 1&2. Nét tương đồng nữa giữa 2 phố đi bộ Nguyễn Huê và Scenic Valley là điểm kết thúc đều là dòng sông.

Các cửa hàng bố trí dọc theo phố đi bộ Scenic Valley 2
Các cửa hàng bố trí dọc theo phố đi bộ Scenic Valley 2
Đoạn phố đi bộ của Scenic Valley 1 chỉ là không gian xanh mở không có cửa hàng
Đoạn phố đi bộ của Scenic Valley 1 chỉ là không gian xanh mở không có cửa hàng

Phố đi bộ này dài hơn 300m, chiều ngang từ 14~16m kết khu phố Scenic Valley 1 với Scenic Valley 2 thành một trục và nối thẳng ra bờ sông. Trên con phố này, từng nhóm cư dân sẽ được đáp ứng theo nhu cầu riêng: Người cần vận động tăng cường thể lực, thì xuống phố chạy bộ, đi dạo, tập thể dục...; ai cần mua sắm, uống cafe... thì đã có các cửa hàng cạnh bên phục vụ.

Đây là phố đi bộ đầu tiên trên cả nước mà một chủ đầu tư xây dựng cho dự án. Tuy không tiết lộ mức đầu tư nhưng với diện tích đất lên đến hàng ngàn m2, giới thạo tin bất động sản cho rằng chi phí thực hiện nó sẽ là con số không hề nhỏ.

Dung - Phương