Sự thật về kinh doanh trà chanh: Vốn ít lãi nhiều?
(Dân trí) - Những lời đồn về doanh thu 1 tháng lên tới gần trăm triệu đã khiến cho những cửa hàng trà chanh vỉa hè mọc lên như nấm trên thị trường. Tìm hiểu sâu xa phía sau câu chuyện “Một vốn – bốn lời” của mô hình kinh doanh món đồ uống bình dân này.
Kinh doanh trà chanh - nở rộ rồi lại vụt tắt
Từ năm 2010, giới trẻ kháo nhau về món trà chanh mới nổi và những địa điểm hàng quán nổi tiếng. Từ đó, hàng loạt những quán trà chanh vỉa hè mọc lên ở khắp mọi ngõ phố. Thức uống bình dân với cách pha đơn giản đã trở thành món đặc sản ai ai cũng biết.
Thế nhưng, thực khách đến với quán trà chanh cũng phải chịu những khó khăn do đặc điểm kinh doanh vỉa hè: đông đúc chật chội, hay bị công an đuổi, dịch vụ thiếu thốn và không đảm bảo chất lượng vệ sinh sạch sẽ. Đây cũng chính là lý do khiến số lượng những quán trà chanh vỉa hè phải đóng cửa tăng chóng mặt, vào năm 2016, người ta còn tưởng mô hình kinh doanh trà chanh đã lụi tàn, trở thành hình thức kinh doanh ăn xổi – không bền vững, thậm chí còn trở thành biểu tượng cho giấc mơ ảo tưởng trong kinh doanh.
Thực hư lời đồn: Vốn ít lãi nhiều?
Bên cạnh sự vụt tắt của những hàng trà chanh nhỏ lẻ, vẫn có những cơ sở tồn tại hơn chục năm chưa ngày nào vắng khách. Đơn giản là bởi vì nhu cầu khách hàng cần một không gian tụ tập bình dân như những quán trà chanh vỉa hè chưa bao giờ hết.
Nếu tính trung bình giá một cốc trà chanh hiện nay tại những cơ sở nổi tiếng là 15.000 VNĐ, một ngày chỉ cần bán 400 cốc đã thu về số tiền là 6 triệu đồng. Con số doanh thu cả tháng có thể lên tới gần 200 triệu, vậy kinh doanh trà chanh có khác nào món hời “một vốn bốn lời” như thị trường vẫn đồn đại?.
Doanh thu hấp dẫn và mô hình cực đơn giản đã khiến cho nhiều cửa hàng trà chanh vỉa hè vẫn mọc lên như nấm, bất chấp cơn thoái trào của khách hàng do chưa đáp ứng được những nhu cầu cơ bản về dịch vụ và chất lượng.
Chuỗi hóa mô hình kinh doanh “trà chanh vỉa hè”
Mô hình kinh doanh theo chuỗi đã không còn xa lạ gì, đặc biệt là kinh doanh đồ uống với hàng loạt thương hiệu quen thuộc đến nỗi, nếu khách hàng có nhu cầu uống cà phê, giữa hàng chục cửa hàng san sát cạnh nhau, theo thói quen họ sẽ chỉ chọn những thương hiệu họ đã quen thuộc và tin tưởng: Cộng Cà Phê, Aha Coffee,...
Khác với những đồ uống cao cấp như cà phê hay trà sữa, việc lựa chọn thức uống bình dân như trà chanh trở thành mô hình kinh doanh chuỗi để khởi nghiệp đã giúp cái tên “Chill – Tiệm trà chanh” trong thời gian gần đây thực sự gây được ấn tượng và ghi dấu trong lòng giới trẻ khắp mọi nơi.
Thành công đột phá, chỉ trong thời gian ngắn, Chill – Tiệm trà chanh đã có mặt trên 17 tỉnh thành: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên... với tổng cộng 30 chi nhánh. Doanh thu trung bình của một cơ sở là 115 triệu đồng/tháng – Sau khi đã trừ hết các khoản chi phí thì số tiền lãi dao động từ 40-60 triệu đồng/tháng.
Chill – Tiệm trà chanh tại thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Chia sẻ về ý tưởng kinh doanh và bước đầu khởi nghiệp, anh Quang Dũng – chủ chuỗi cửa hàng Chill – Tiệm trà chanh cho biết, xuất phát từ chính nhu cầu của thị trường, khách hàng và của bản thân - cũng là một người trẻ tuổi, anh đặt niềm tin hoàn toàn vào món thức uống bình dân này và dồn toàn tâm huyết vào việc cung cấp một không gian tụ tập dân dã nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt cho khách hàng.
Theo anh Đức Trung, số vốn ban đầu để mở một cửa hàng Chill – Tiệm trà chanh là rất nhỏ, khoảng 150-250 triệu cho cả tiền thuê mặt bằng và đầu tư vật dụng, nguyên liệu. Số tiền chỉ bằng 1/2 so với đầu tư một quán cà phê hay trà sữa cao cấp. Việc lựa chọn địa điểm cũng không hề khó khăn: “Chỉ cần một địa điểm trong khu vực đông dân cư, khách hàng sẽ tự tìm đến với bạn bởi nhu cầu một không gian bình dân tiện lợi thì ở đâu cũng có.” – anh Trung nói.
Kinh doanh trà chanh – từ chỗ chỉ là ảo tưởng đã trở thành cơ hội khởi nghiệp mới cho tất cả những người đam mê bước chân vào kinh doanh F&B. Vậy câu hỏi đặt ra cho tất cả những bạn trẻ đang có mơ ước khẳng định chính mình: Liệu bạn có dám làm?.