Sri Lanka sụp đổ vì nợ nần khi tham gia Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc

(Dân trí) - Trải nghiệm của Sri Lanka về Sáng kiến “Vành đai, Con đường” thường được nêu bật như một ví dụ về mặt tối của kế hoạch này của Trung Quốc.

Sri Lanka đã buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong 99 năm để được xóa nợ. (Nguồn: Ishara S.Kodikara, AFP)

Sri Lanka đã buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong 99 năm để được xóa nợ. (Nguồn: Ishara S.Kodikara, AFP)

Vào giữa những năm 2000, Colombo, thủ đô kinh tế của Sri Lanka đã đồng ý cho Bắc Kinh xây dựng một cảng mới tại thị trấn Hambantota, ở phía nam hòn đảo.

Khi đó, nó chưa được coi là một phần của Con đường tơ lụa mới, chương trình được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố vào năm 2012.

"Các quỹ đầu tư và kỹ sư Trung Quốc được huy động để xây dựng cơ sở hạ tầng bên ngoài Trung Quốc, như là một phần của quan hệ đối tác cùng có lợi. Đây là định nghĩa cơ sở của Con đường tơ lụa", Jean-François Dufour, nhà kinh tế và giám đốc nói Phân tích Trung Quốc DCA.

Theo đó, Chủ tịch Trung Quốc đã tích hợp dự án Sri Lanka vào Sáng kiến ​​“Vành đai, Con đường” của mình vào năm 2013.

“Vào thời điểm đó, Colombo nghĩ rằng họ có thể kiếm được lợi nhuận khi cảng này đi vào hoạt động, trong khi Bắc Kinh thì có một điểm trung chuyển chiến lược ở Ấn Độ Dương, qua đó một lượng lớn tàu thương mại Trung Quốc có thể đi đến châu Âu", Viện Nghiên cứu An ninh Liên minh Châu Âu ghi nhận trong báo cáo hồi tháng 4/2018. Theo đó, dự án khiến cho Trung Quốc hiện diện trong một khu vực cạnh tranh khốc liệt với cường quốc châu Á khác: Ấn Độ.

Nhưng vào năm 2015, các đám mây tài chính trị giá tới 1,1 tỷ USD đã bắt đầu tập hợp lại tại cảng Hambantota. Sri Lanka đã sụp đổ vì nợ nần, và không thể trả được hơn 8 tỷ USD tiền vay từ Trung Quốc để xây dựng một số dự án cơ sở hạ tầng ở nước này.

Tức giậnvì điều này, Bắc Kinh gia tăng áp lực và đe dọa sẽ cắt đứt hỗ trợ tài chính cho quốc đảo này nếu họ không nhanh chóng tìm ra giải pháp.

Vào tháng 12/2017, sau 2 năm đàm phán, cuối cùng, Colombo đã đồng ý cho Trung Quốc thuê cảng này trong 99 năm để được xóa nợ.

“Sự nhượng bộ này khiến Sri Lanka hoàn toàn bẽ mặt, trong khi các đối thủ của Trung Quốc, như Ấn Độ, đã chỉ ra rằng, toàn bộ sự việc này như một kế hoạch có chủ ý nhằm giành lấy các vị trí chiến lược trong khu vực", Dufour nói.

Cụ thể, Trung Quốc bị nghi ngờ cố tình bóp nghẹt Colombo bằng các khoản vay với lãi suất 6%, cao hơn nhiều so với các bên cho vay khác, chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới trước đó đã cho Colombo vay.

Dufour thừa nhận ví dụ này đã gây sốc và khiến các quốc gia như Malaysia xem xét lại sự tham gia của họ vào Sáng kiến ​​“Vành đai, Con đường”. Nhưng ông không cho rằng Trung Quốc mạo hiểm làm mất uy tín của toàn bộ chương trình đầu tư chỉ vì một cảng ở Sri Lanka.

“Trong mọi trường hợp, trường hợp này là một lời nhắc nhở chua cay rằng các khoản tiền do Trung Quốc đầu tư không phải là quyên góp, mà là các khoản vay có hậu quả”, nhà kinh tế người Pháp nói.

Do đó, Ý nên giữ quyền ưu tiên khi ký thỏa thuận tham gia Sáng kiến “Vành đai, Con đường” vì trường hợp của Ý gần giống với trường hợp của Sri Lanka. Cả hai nước đều sở hữu các cảng có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc khi cảng Trieste sẽ là cửa ngõ mới cho châu Âu đối với hàng hóa Trung Quốc.

Đáng nói, Ý đã là một quốc gia nợ nần rất nhiều, ông Dufour lưu ý.

Phải thừa nhận rằng, nền kinh tế Ý mạnh hơn so với Sri Lanka, nhưng "nguy cơ cảng Trieste tuột khỏi tay Ý là có thật", ông Dufour nói. Và đối với một chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc, đó sẽ là một thất bại chính trị lớn.

Hồng Vân (Tổng hợp)

banner_chan-bai.gif