Siêu máy bay Boeing 787 Dreamliner bất ngờ “phát hỏa”
(Dân trí) - Các nhà chức trách Mỹ đang tiến hành điều tra vụ cháy trên một chiếc 787 Dreamliner của Boeing sau chuyến bay tới Boston từ Tokyo. Đây được xem là trở ngại mới nhất đối với siêu máy bay này sau một loạt sự cố đã từng xảy ra kể từ khi bay thử nghiệm.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời nhà chức trách Mỹ cho biết, ngọn lửa cao khoảng 0,6 mét đã phát ra từ khoang điện tử của thân chiếc 787 Dreamliner nói trên.
Lực lượng cứu hỏa Boston đã phát hiện ra khói thoát ra bên ngoài cabin của chiếc máy bay và sử dụng thiết bị hồng ngoại để định vị đám khói. Mất khoảng 20 phút để dập tắt đám cháy này. Ngay sau đó, một vụ nổ nhỏ xảy ra, được cho là từ một khối pin nào đó của hệ thống. Không có người lính cứu hỏa nào bị thương trong vụ này.
Đây là chiếc máy bay của hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines. Rất may là không có hành khách nào còn ở trên chiếc máy bay ở thời điểm xảy ra sự cố, vì tất cả mọi người đã rời máy bay sau khi hạ cánh ở sân bay Logan International Airport ở Boston.
787 Dreamliner, mẫu máy bay mới nhất của hãng Boeing đã gặp phải một loạt sự cố kể từ khi bắt đầu bay thương mại vào cuối năm 2011. Tháng trước, lỗi điện tử đã khiến hai hãng hàng không United Continental và Qatar Airways phải hạ cánh chiếc 787.
Hồi năm 2010, khi tiến hành bay thử nghiệm, một vụ cháy liên quan tới lỗi điện tử cũng xảy ra khiến chiếc máy bay phải hạ cánh khẩn cấp. Khi đó, một bảng điện tử của chiếc máy bay đã “phát hỏa” trong khi bay, dẫn tới việc phải dừng thử nghiệm trong 6 tuần và thiết kế lại các linh kiện trong hệ thống xảy ra sự cố.
Siêu máy bay này là chiếc máy bay phản lực đầu tiên có thân làm chủ yếu từ vật liệu composite thay vì nhôm, đồng thời có nhiều hệ thống được vận hành bằng điện tử hơn so với những loại máy bay khác.
“Bất kỳ điều gì liên quan tới hỏa hoạn đều không thể coi là chuyện nhỏ. Boeing cần giải quyết sớm vấn đề này nếu không muốn bị hành khách xa lánh”, ông Carter Leake, một nhà phân tích thuộc công ty BB&T Capital Markets, nhận định.
Sau khi thông tin về vụ cháy được phát đi, giá cổ phiếu của Boeing đã giảm 2% khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/1 tại New York, còn 76,13 USD/cổ phiếu. Đây là phiên giảm mạnh nhất của cổ phiếu này trong gần 2 tháng.
Hiện Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Mỹ đã cử một nhóm công tác tới Boston để điều tra vụ việc. Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ cũng vào cuộc. Hãng hàng không Japan Airlines hôm nay hủy chuyến bay khứ hồi về Nhật trên chiếc máy bay này.
Giám đốc điều hành (CEO) hãng Boeing, ông Jim McNerney từng nói về các sự cố đã xảy ra trên máy bay 787 là “những lỗi bình thường” đối với một chiếc máy bay mới. Hãng này đã giao hàng khoảng 50 chiếc 787 Dreamliners cho khách hàng Nhật kể từ khi nhà bay All Nippon Airways của đất nước mặt trời mọc được giao chiếc đầu tiên vào tháng 9/2011.
Lực lượng cứu hỏa Boston đã phát hiện ra khói thoát ra bên ngoài cabin của chiếc máy bay và sử dụng thiết bị hồng ngoại để định vị đám khói. Mất khoảng 20 phút để dập tắt đám cháy này. Ngay sau đó, một vụ nổ nhỏ xảy ra, được cho là từ một khối pin nào đó của hệ thống. Không có người lính cứu hỏa nào bị thương trong vụ này.
Đây là chiếc máy bay của hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines. Rất may là không có hành khách nào còn ở trên chiếc máy bay ở thời điểm xảy ra sự cố, vì tất cả mọi người đã rời máy bay sau khi hạ cánh ở sân bay Logan International Airport ở Boston.
787 Dreamliner, mẫu máy bay mới nhất của hãng Boeing đã gặp phải một loạt sự cố kể từ khi bắt đầu bay thương mại vào cuối năm 2011. Tháng trước, lỗi điện tử đã khiến hai hãng hàng không United Continental và Qatar Airways phải hạ cánh chiếc 787.
Hồi năm 2010, khi tiến hành bay thử nghiệm, một vụ cháy liên quan tới lỗi điện tử cũng xảy ra khiến chiếc máy bay phải hạ cánh khẩn cấp. Khi đó, một bảng điện tử của chiếc máy bay đã “phát hỏa” trong khi bay, dẫn tới việc phải dừng thử nghiệm trong 6 tuần và thiết kế lại các linh kiện trong hệ thống xảy ra sự cố.
Siêu máy bay này là chiếc máy bay phản lực đầu tiên có thân làm chủ yếu từ vật liệu composite thay vì nhôm, đồng thời có nhiều hệ thống được vận hành bằng điện tử hơn so với những loại máy bay khác.
“Bất kỳ điều gì liên quan tới hỏa hoạn đều không thể coi là chuyện nhỏ. Boeing cần giải quyết sớm vấn đề này nếu không muốn bị hành khách xa lánh”, ông Carter Leake, một nhà phân tích thuộc công ty BB&T Capital Markets, nhận định.
Sau khi thông tin về vụ cháy được phát đi, giá cổ phiếu của Boeing đã giảm 2% khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/1 tại New York, còn 76,13 USD/cổ phiếu. Đây là phiên giảm mạnh nhất của cổ phiếu này trong gần 2 tháng.
Hiện Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Mỹ đã cử một nhóm công tác tới Boston để điều tra vụ việc. Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ cũng vào cuộc. Hãng hàng không Japan Airlines hôm nay hủy chuyến bay khứ hồi về Nhật trên chiếc máy bay này.
Giám đốc điều hành (CEO) hãng Boeing, ông Jim McNerney từng nói về các sự cố đã xảy ra trên máy bay 787 là “những lỗi bình thường” đối với một chiếc máy bay mới. Hãng này đã giao hàng khoảng 50 chiếc 787 Dreamliners cho khách hàng Nhật kể từ khi nhà bay All Nippon Airways của đất nước mặt trời mọc được giao chiếc đầu tiên vào tháng 9/2011.
Phương Anh
Theo Bloomberg
Theo Bloomberg