SCIC bỏ 1.000 tỷ đồng "giải cứu" Gang thép Thái Nguyên
(Dân trí) - Thủ tướng đồng ý cho SCIC góp 1.000 tỷ đồng thực hiện tiếp Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO).
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện các thủ tục cần thiết để SCIC sớm tham gia góp vốn vào Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
TISCO được coi cái nôiȠcủa ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam, tiền thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên, được thành lập năm 1959, là khu Công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến luyện gang, luyện thép và cán thép.ȼ/SPAN>
Dự án Mở rộng sản xuất giai đoạn II của Công ty được phê duyệt cách đây gần 10 năm phê duyệt và khởi công vào năm 2007. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như trượt giá, tăng lãi suất, thay đổi chính sách của Nhà nước và do Dự án chậm tiến độ hơn 3 năm làm tăng tổng mức đầu tư từ tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu là 3.843 tỷ đồng đã được điều chỉnh lên gấp đôi 8.104 tỷ đồng. Troɮg đó, tính đến 30/6/2014, tổng giá trị đầu tư của dự án đã thực hiện là 4.330 tỷ đồng.
Dự án đã phải dừng lại từ cuối năm 2013 theo chỉ đạo của Bộ Công thương và Chính phủ do các ngân hàng ngừng choȠvay. Theo báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014, hiện TISCO đang nợ ngân hàng và các nguồn khác 7.541 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu là 1.717 tỷ đồng. Trong số này có xấp xỉ 2.000 tỷ đồng phải trả tại thời điểm 30/6.
Tình hình kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của TISCO cũng có phần bết bát khi liên tiếp thua lỗ trong vài năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2012 công ty chỉ lãi 884 triệu đồng, đến năm 2013 lỗ tới 288 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năɭ nay, TISCO lỗ tiếp 109 triệu đồng. Lỗ lũy kế đến thời điểm 30/6/2014 là 298,67 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị tồn kho của công ty tại thời điểm cuối tháng 6 là 1.707 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với cuối năm 2013.
Dự án giai đoạn II của thép Thái Nguyên được phê duyệt từ năm 2005 với công suất mở rộng 500.000 tấn phôi/năm và 500.000 tấn thép cán/năm, được xếp vào dự án nhóm A với các nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ.
Tại thời điểm phê duyệt dự án, ngành thép đang phải nhập khẩu cả phôi thép và thép xây dựng, khiến các doanh nghiệp trong ngành thép "ồ ạt" đầu tư mở rộɮg sản xuất. Song tại thời điểm hiện nay, trong khi dự án mở rộng của thép Thái Nguyên chưa hoàn thành, thì năng lực sản xuất của ngành thép đã gấp đôi nhu cầu và các nhà máy thường trong tình trạng chạy một nửa công suất để tránh tồn kho.
Dù vậy, trong báo cáo kết luận và chỉ đạo sau cuộc họp của Thường trực Chính phủ về Dự án Mở rộng sản xuất giai đoạn II của Dự án hồi tháng trước, Chính phủ vẫn cho rằng: "Dự án vẫn còn hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động và có đóng góp nhất định đối với sự phát triển của ngành thép của Việt Nam. Nếu không thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn để tiếp tục triển khai Dự án sẽ có hiệu ứng không tốt về kinh tế, an sinh, xã hội và ảɮh hưởng đến triển vọng của ngành thép Việt Nam".
Do đó, Chính phủ chỉ đạo SCIC xây dựng phương án tham gia góp tối thiểu 1.000 tỷ đồng vào TISCO từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệɰ với tư cách là cổ đông Nhà nước để giúp hoàn thành dự án.
Song Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tổng công ty Thép Việt Nam và Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên thực hiện Dự án theo phân kỳ đầu tư và theo đúng tiến độ. Trước mắt, tập trung nguồn lực hoàn thành giai đoạn sản xuất ra gang lỏnŧ và phôi thép.
Căn cứ kết quả thực hiện giai đoạn sản xuất ra gang lỏng và phôi thép, báo cáo Bộ Công Thương để xem xét, chấp thuận việc thực hiện tiếp hay không giai đoạn xây dựng xưởng Luyện Cốc vǠ các hạng mục phụ trợ liên quan.
Như vậy, với sự "trợ" vốn lần này từ SCIC, dự án sẽ tiếp tục triển khai hết nửa chặng đường tuy nhiên có đi được hết chặng đường như kế hoạch ban đầu không vẫn còn pŨải đợi "hạ hồi phân giải".
Phương Dung