1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

TPHCM:

Sắp đến ngày “phán quyết” vụ người mua ve chai tìm thấy 5 triệu yen trong thùng loa cũ

(Dân trí) - Hơn 1 tháng nữa là đến hẹn “phán quyết” số tiền 5 triệu yen mà cặp vợ chồng lao động nghèo hành nghề thu mua ve chai đã tìm thấy trong thùng chiếc loa cũ. Liệu họ có được hưởng trọn số tiền này?

Cặm cụi mưu sinh

Chị Hồng vẫn cặm cụi mưu sinh bằng nghề thu mua ve chai
Chị Hồng vẫn cặm cụi mưu sinh bằng nghề thu mua ve chai

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Gần 1 năm kể từ ngày phát hiện ra “kho báu” trong chiếc thùng loa cũ, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, quê Quảng Ngãi) vẫn hàng ngày rong ruổi qua nhiều tuyến phố Sài Gòn để thu mua ve chai, kiếm sống và lo cho hai đứa con nhỏ đang độ tuổi ăn học ở quê nhà. Đây đã là nắm thứ 16, chị Hồng cùng chồng hắn bó với công việc này.

Giữa cái nắng gắt của tiết trời Nam Bộ, chị Hồng lặng lẽ đẩy chiếc xe ba gác cũ chất đầy phế liệu. Đây có lẽ là một ngày làm việc thành công của chị khi đã mua được kha khá ve chai. “Mấy hôm nay mua được nhiều ve chai do mối quen để dành từ tết, chờ mình vào mới gọi đến bán. Nhưng giờ giá phế liệu đang, làm quần quật cả ngày kiếm hơn 100 ngàn đồng cũng là may mắn rồi. Chi tiêu tiết kiệm cũng đủ để lo cho gia đình” – Chị Hồng chia sẻ.

Dù tìm thấy kho báu nhưng chị Hồng vẫn phải nặng gánh mưu sinh
Dù tìm thấy "kho báu" nhưng chị Hồng vẫn phải nặng gánh mưu sinh

Khi nhắc đến “kho báu” mà vợ chồng chị đã phát hiện trong chiếc thùng loa cũ gần 1 năm trước, chị Hồng nhớ lại, vào chiều 21/3/2014, vợ chồng chị đem một chiếc loa cũ được mua vào tháng 11/2013 với giá 100 ngàn đồng từ một người đàn ông khoảng 40 tuổi ở đâu góc đường Âu Cơ – Trần Văn Quang (Q.Tân Bình) ra đầu hẻm 84 Trần Văn Quang (phường 10, quận Tân Bình) đập để lấy sắt. Khi đập chiếc loa ra thì thấy bên trong có 1 chiếc hộp bằng gỗ ép, mở hộp gỗ ra, vợ chồng anh Quang thấy nhiều tờ tiền bay tung tóe ra ngoài đường, lúc này, vợ chồng chị Hồng nghĩ đó là tiền giả.

Khi mọi người xung quanh tập trung nhặt lại thì có người nhận ra đây là tiền Nhật có giá trị lớn. Khi thông tin chị Hồng trúng gói tiền Nhật trị giá cả tỉ đồng lan truyền thì nhiều người kéo đến nhà trọ vợ chồng anh chị Hồng đang ở để xin tiền. Do lo sợ bị người dân kéo đến xin tiền và làm phiền nên 2 vợ chồng anh Vương chị Hồng đã đem nộp toàn bộ số tiền trên cho công an phường.

Qua kiểm kê, số tiền được phát hiện là hơn 520 tờ mệnh giá 10.000 yên Nhật (tương đương hơn 1 tỉ đồng Việt Nam) đã được công an niêm phong. Sau một thời gian làm các thủ tục cần thiết, ngày 28/4/2014, công an quận Tân Bình đã ra thông báo tìm chủ sở hữu của số tiền trên. Một năm sau mà không ai tới nhận thì sẽ chuyển cho tòa án áp dụng pháp luật dân sự để định đoạt số tiền trên có thuộc về người lượm ve chai hay không và được hưởng bao nhiêu.

Chiều nay, 11/3, lãnh đạo công an quận Tân Bình xác nhận đã chuyển toàn bộ vụ việc này sang TAND quận Tân Bình xử lý. Theo quy định, hết hạn một năm kể từ ngày thông báo, nếu không có ai được xác định là chủ sở hữu thì số tiền này sẽ được định đoạt theo pháp luật.

Cũng kể từ khi phát hiện “kho báu”, dù “lộc trời cho” chưa được hưởng đồng nào nhưng vợ chồng chị Hồng phải chịu không ít phiền phức. Chồng chị Hồng sau đó cảm thấy áp lực nên trở về quê sinh sống còn chị vẫn bám trụ lại Sài Gòn cặm cụi mưu sinh kiếm tiền gửi về phụ chồng nuôi hai đang học lớp 8 và lớp 3.

Dù tìm thấy kho báu nhưng chị Hồng vẫn phải nặng gánh mưu sinh
Tìm thấy "kho báu" ngay trước mắt nhưng vợ chồng chị Hồng vẫn chưa được hưởng 1 đồng, trong khi hàng loạt rắc rối, tai tiếng đã ập đến

“Việc tìm thấy tiền trong chiếc thùng loa cũ còn lan đến quê nhà gây ảnh hưởng đến cuộc sống của cha mẹ cùng con cái tôi. Người ta đồn tôi trúng tiền nhiều dữ lắm nên gặp người thân ai cũng hỏi. Con tôi đi học cũng bị hỏi rằng mẹ gửi về cho nhiều tiền không. Con xin đi cắm trại ở trường vợ chồng tôi cũng không dám cho con đi vì sợ kẻ xấu nghĩ con mình có nhiều tiền rồi xảy ra chuyện không hay. Mà thực sự cả năm nay tôi vẫn phải làm quần quật kiếm sống chứ nhận được đồng tiền nào đâu mà họ nói thế” – Chị Hồng tâm sự.

Khi được hỏi sẽ làm gì với số tiền hơn 5 triệu yen nếu được nhận, chị Hồng khẳng định sẽ gửi ngân hàng để lo cho hai con ăn học.

Vợ chồng người thu mua ve chai có được nhận trọn số tiền?

Dù tìm thấy kho báu nhưng chị Hồng vẫn phải nặng gánh mưu sinh
Liệu vợ chồng người mua ve chai nghèo khó, thật thà có nhận được số hơn 5 triệu yen đã tìm thấy trong thùng chiếc loa cũ

Việc vợ chồng chị Hồng có được hưởng đủ số tiền hơn 5 triệu yen đã phát hiện hay không? hiện có hai luồng quan điểm:

Thứ nhất cho rằng trường hợp này cần áp dụng Điều 239 BLDS về xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu. Cụ thể, số tiền nói trên được coi là vật không xác định được chủ sở hữu theo khoản 2 điều luật này. Theo đó, sau một năm kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì số tiền này thuộc sở hữu của người phát hiện. Tức là khi đó chị Hồng sẽ hưởng trọn số tiền này.

Trường hợp thứ 2, áp dụng Điều 241 BLDS về xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên. Khi đó sau hạn một năm kể từ ngày thông báo công khai, nếu không xác định được ai là chủ sở hữu thì số tiền này (do hơn 10 tháng lương tối thiểu nên) được phân chia như sau: Chị Hồng sẽ được 10 tháng lương tối thiểu cộng với 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu, tính ra trên 50% số tiền yen nói trên. Phần còn lại sẽ thuộc về Nhà nước.

Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Nguyễn Văn Trường – Văn phòng Luật sư Trường, Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng vợ chồng chị Hồng có quyền thụ hưởng hết số tiền trên. “Sẽ không có sự phân chia phầm trăm nào cả từ số tiền 5 triệu yen. Hoặc  là tìm được chủ sở hữu thật sự của chiếc hộp có số tiền 5 triệu yen trên thì số tiền sẽ trả lại cho khổ chủ và chị  Hồng sẽ nhận được khoản tiền "cám ơn" từ khổ chủ  mà thôi, hoặc  trong trường hợp không xác định được chủ nhân đích thực thì vợ chồng người mua ve chai sẽ hưởng trọn số tiền này" - Luật sư Trường nhấn mạnh.

Dù tìm thấy kho báu nhưng chị Hồng vẫn phải nặng gánh mưu sinh
Trong thời gian chờ đến ngày "phán quyết kho báu" chị Hồng vẫn phải lặng lẽ mưu sinh khắp tuyến phố Sài Gòn

Luật sư Trường cho biết, nếu xét theo phần lý (theo quy định), vợ chồng chị Hồng đã đúng. Còn theo phần tình, thì chị Hồng rất thật thà và cũng đầy lòng tự trọng khi giao nộp số tiền đã nhặt được cho cơ quan công an. Ở đây, dù chị Hồng đã bỏ ra 100 ngàn đồng để mua lại cái thùng sắt có chứa 5 triệu Yên, nhưng số tiền này không nằm trong giao dịch mua bán đó. Đơn giản, nếu người đàn ông bán cái thùng sắt cho chị Hồng biết có 5 triệu Yên bên trong, chắc chắn họ sẽ không bán.

Vì vậy, trong trường hợp này có thể xem 5 triệu yen đó là tiền mà chị Hồng nhặt được. Đã là tài sản nhặt được, chị Hồng phải có trách nhiệm giao lại cho cơ quan có thẩm quyền. Tất nhiên, nếu không bị ai phát hiện số tiền trên, chị Hồng im lặng đem ra đổi và thu giữ thì đó sẽ là chuyện riêng, chỉ có “chị biết và cái thùng sắt biết”. Nên ở đây, tính trung thực và lòng tự trọng của người mua ve chai đáng để khen ngợi.

Trước thông tin, vụ việc đã được chuyển sang TAND quận Tân Bình, luật sư Trường khá bất ngờ. “Theo tôi TAND quận Tân Bình không nên tham gia vào vụ việc này, vì như vậy chỉ kéo dài thời gian giải quyết việc nhận lại tiền của chị Hồng. Công an quận Tân Bình là đơn vị giữ tiền thì đến thời hạn mà không tìm được chủ sở hữu của hơn 5 triệu yen, công an quận Tân Bình có thể trực tiếp giải quyết. Trong trường hợp  TAND quận Tân Bình thụ lý thì vợ chồng chị Hồng sẽ được TAND quận Tân Bình mời lên và trực tiếp hướng dẫn, xử lý” – Luật sư Trường khẳng định.

Trung Kiên
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm