1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Sẵn sàng xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc

(Dân trí) - Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chiến lược và đầy tiềm năng của Việt Nam với dân số hơn 1,42 tỷ người. Nhu cầu nhập khẩu nông thủy sản của nước này khoảng 160 tỷ USD/năm, tập trung vào nhóm các sản phẩm rau quả tươi, thủy sản, thịt và sữa.

Sẵn sàng xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc - 1
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh Sơn La, doanh nghiệp xuất khẩu và hợp tác xã có xoài xuất khẩu thực hiện nghi thức công bố sản phẩm xoài xuất khẩu năm 2019  

Để tăng cường chính sách bảo hộ cho nền sản xuất trong nước, Trung Quốc đã siết mạnh chính sách về quản lý xuất nhập khẩu. Trước tình thế này, ngành Nông nghiệp đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm giữ vững tăng trưởng toàn ngành và đáp ứng các yêu cầu về chính sách nhập khẩu của thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc có nhiều thay đổi chính sách nhập khẩu

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế và Truyền thông - Cục BVTV cho hay: Từ năm 2018, Trung Quốc đã yêu cầu áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nhập khẩu, cụ thể trên bao bì phải có mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Bộ NN&PTNT đẩy nhanh cấp mã số vùng trồng

Trước tình hình này, Bộ NN & PTNT đã đẩy nhanh hoạt động đăng kí mã số vùng trồng, mã số đóng gói cơ sở để doanh nghiệp có thể xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc.

Theo đó, để được cấp mã số vùng trồng, vùng sản xuất của nông dân phải sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, nghĩa là khuyến khích nông dân sử dụng phân, thuốc hữu cơ, sinh học thay vì lạm dụng phân, thuốc hóa học. Vùng trồng trái cây xuất khẩu có thể không có chứng nhận VietGAP hoặc chứng chỉ tương đương (GlobalGAP….) nhưng việc canh tác trong vùng phải tuân theo quy trình VietGAP hoặc các quy trình tương đương. Trong đó, yêu cầu về sổ sách là rất quan trọng nhằm phục vụ cho công tác giám sát, duy trì mã số cũng như truy xuất nguồn gốc khi trái cây có vấn đề ở nước nhập khẩu (dư lượng thuốc, dịch hại,...).

Có thể thấy, việc cấp mã vùng trồng là yêu cầu tiên quyết và căn bản để thực hiện quy chế kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Việc cấp mã số chứng minh sự quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo sự an toàn của trái cây trước thu hoạch. Đây cũng là nội dung của hồ sơ hàng hóa, thực hiện truy xuất nguồn gốc khi cần.

Kết quả đáng ghi nhận

Tính đến hết năm 2019, Cục BVTV đã cấp gần 2000 mã số vùng trồng và trên 600 nhà đóng gói. 18 tỉnh- thành có vườn đã được cấp mã số vùng trồng cây ăn trái gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Định, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang.

Sẵn sàng xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc - 2

Theo đó, Bắc Giang có 6 mã số trồng vải (diện tích 60 ha), tỉnh Hải Dương có hai mã số trồng vải (20 ha) và Hưng Yên có hai mã số trồng nhãn (20 ha). Đây là bước đầu tiên trong quá trình đưa một loại trái cây tươi vào Mỹ. Để được cấp mã số, vùng trồng nhãn, vải phải được canh tác trên cơ sở tiêu chuẩn VietGAP nhưng có kiểm soát của Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam như phải bọc trái trước khi thu hoạch tối thiểu ba tuần, không được sử dụng nhóm thuốc bảo vệ thực vật mà Mỹ cấm. Sau khi được cấp mã số vùng trồng, trái nhãn, vải tươi của Việt Nam phải được đóng gói tại nhà máy đạt chuẩn Mỹ và chiếu xạ để diệt ruồi đục quả trước khi xuất khẩu vào Mỹ.

Năm 2019 ghi nhận nỗ lực của Bộ NN & PTNT đã đồng hành và hỗ trợ những doanh nghiệp lớn có tiềm lực lớn, tài chính mạnh, khả năng phân tích thị trường tốt tiếp cận thành công thị trường tiềm năng Trung Quốc.

Bà Hoàng Thị Thanh Thủy - Giám đốc Kinh doanh Quốc tế Tập đoàn TH cho biết: “Sau khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc có thông cáo chính thức cho phép nhập khẩu sữa từ Việt Nam, các sản phẩm sữa của TH True Milk đã được phân phối chính ngạch tại Trung Quốc, được người Trung Quốc đón nhận và đánh giá sản phẩm sữa TH ngon và hợp khẩu vị của người Trung Quốc.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm