1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Sâm “công nghiệp” bán tràn lan gần chân núi Ngọc Linh

(Dân trí) - Chỉ 300.000 đồng/kg, người mua đã có 1 kg sâm khô với bao bì “sâm dây Ngọc Linh”. Tuy nhiên, khi thấy có người bản địa đi cùng, chủ hàng đã không dám nói đó là sâm trồng ở núi Ngọc Linh mà chỉ bao biện “Ngọc Linh” là tên nhà trồng.

Sâm “công nghiệp” bán tràn lan gần chân núi Ngọc Linh

Tìm hiểu thực hư về sâm thật sâm giả, PV đã đi lên xã Măng Ri (Tu Mơ Rông, Kon Tum). Hiện tại, toàn huyện Tu Mơ Rông đã trồng được 178,8ha sâm Ngọc Linh. Năm 2017, người dân xã Măng Ri, thu hoạch 15,7 tấn sâm dây, giá trị hơn 1,25 tỷ đồng.

Măng Ri nằm ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, là vùng đệm của núi Ngọc Linh và trở thành nơi rất thích hợp cho trồng cây sâm dây.

Sâm tươi được trồng trên núi Ngọc Linh
Sâm tươi được trồng trên núi Ngọc Linh

Nói về cây sâm quý mang lại giá trị kinh tế cao này, Chủ tịch MTTQ xã Măng Ri, bà Y H’Lạng - cũng là người đầu tiên mang giống sâm dây gieo trồng cho biết: “Trước đây, sâm chỉ có giá hơn 2.000 đồng/kg rẻ hơn củ sắn, nhưng sau khi biết giá trị thì đơn giá đã tăng dần. Hiện gia đình tôi đang trồng gần 2ha sâm dây. Giá bán 120.000 - 140.000 đồng/kg, sâm dây khô có giá 500.000 – 700.000 đồng/kg.”

“Tuy nhiên, giá mua đó là phải lên tận xã Măng Ri nơi có núi Ngọc Linh và cũng chỉ còn hàng lẫn to nhỏ do còn quá ít. Nếu tính công vận chuyển từ đó đi các thành phố lớn thì còn cao hơn.” - bà Y H’Lạng nói.

Phải đi đào nhiều ngày mới được chỗ sâm này
Phải đi đào nhiều ngày mới được chỗ sâm này

Và cũng rất vất vả để có thể thu được 1 kg sâm khô. Do 1 kg sâm tươi được khoảng 20 củ, mà phơi 5 - 6 kg tươi mới cho ra được 1 kg sâm khô. Không những thế, trồng 2 năm trời, mỗi ngày bà con cũng chỉ đào được mấy củ đem về phơi.

Củ sâm này gần như là to nhất trong số những củ ở đây
Củ sâm này gần như là to nhất trong số những củ ở đây

Thế nhưng, ở Hà Nội, TP.HCM hay thành phố Kon Tum gần vùng núi Ngọc Linh, thì sâm lại được bán với giá khá “bèo” và tràn lan. Thậm chí, loại sâm này còn không có số điện thoại, nhãn mác in trên đó để liên lạc.

Theo lời một người bán hàng trên vỉa hè Kon Tum quảng cáo thì: “Sâm có giá từ 300.000 - 500.000 đồng/kg. Tôi tự mua sâm tươi về phơi.”

In nhãn mác như vậy để người mua hiểu nhầm là sâm Ngọc Linh, không những thế, trên bao bì không có thêm một thông tin gì để liên lạc khi sâm có vấn đề
In nhãn mác như vậy để người mua hiểu nhầm là sâm Ngọc Linh, không những thế, trên bao bì không có thêm một thông tin gì để liên lạc khi sâm có vấn đề

Khi được hỏi liên tục về nguồn gốc, thì người bán mới cho biết: “Loại to nhỏ đều có hết và có hai loại sâm Ngọc Linh. Một là Ngọc Linh rừng, còn lại là sâm Ngọc Linh là tên của nhà trồng.”

Đó là lời người bán, tuy nhiên, theo bà Trần Thị Thu Hằng, Giám đốc một công ty chuyên xuất khẩu Nông sản cũng đang cùng bà con xã Măng Ri tiêu thụ sâm thì: “Hiện, sâm không có nhiều để bán tràn lan mà giá rẻ như vậy. Một kg sâm khô mua trực tiếp của bà con đã có giá 500.000 đồng, mà còn là hàng lẫn to nhỏ.”

Sâm không rõ nguồn gốc bán rất nhiều ở vỉa hè với giá rất rẻ
Sâm không rõ nguồn gốc bán rất nhiều ở vỉa hè với giá rất rẻ

“Thấy giá rẻ như vậy nên tôi đã quyết định mua thử về xem có phải sâm thật không. Và không ngoài dự đoán, túi sâm 300.000 đồng này đã bị hấp và ướp hương liệu. Và đặc biệt, sâm này không hề có lõi. Cái chất dinh dưỡng của sâm nằm ở trong lõi đó là chính, nên sâm không lõi thì không có giá trị”, chị Hằng nói.

Sâm trong túi sâm 300.000 đồng không có lõi và mất mùi sau 5 phút để ngoài không khí
Sâm trong túi sâm 300.000 đồng không có lõi và mất mùi sau 5 phút để ngoài không khí

Cũng theo chị Hằng: “Sâm không lõi này có thể trồng ở những vùng khác không có thổ nhưỡng, khí hậu tốt như núi Ngọc Linh. Thậm chí, chúng còn được trồng theo kiểu công nghiệp trong thời gian ngắn, khoảng 4 - 5 tháng.”

“Sâm trồng công nghiệp được bón rất nhiều phân bón, dòng bé bán ngoài chợ, vỉa hè như này đã to bằng sâm bà con trồng 2 năm ở Măng Ri. Còn sâm của bà con trồng trên núi Ngọc Linh được trồng và nuôi dưỡng phát triển một cách tự nhiên. Bà con chỉ thỉnh thoảng ra làm cỏ”, chị Hằng cho biết thêm.

Sâm loại to bán trên vỉa hè cũng chỉ có 500.00 đồng/kg, kích cỡ to đều và nhiều như này bà con trồng phải mất rất nhiều năm, nếu có thì giá trị của chúng cũng sẽ cao hơn cái giá này nhiều lần
Sâm loại to bán trên vỉa hè cũng chỉ có 500.00 đồng/kg, kích cỡ to đều và nhiều như này bà con trồng phải mất rất nhiều năm, nếu có thì giá trị của chúng cũng sẽ cao hơn cái giá này nhiều lần
Sâm nhỏ cũng đã to bằng loại bà con trồng 2 năm trời đằng đẵng
Sâm nhỏ cũng đã to bằng loại bà con trồng 2 năm trời đằng đẵng

Theo chị Y AI, Phó Chủ tịch UBND xã Măng Ri cho biết: “Sâm của bà con trồng trên vùng núi Ngọc Linh có giá trị cao, nhưng hiện bị làm nhái thương hiệu rất nhiều. Nhiều người mang sâm trồng ở nơi khác về quanh đây bán và tự xưng là sâm Ngọc Linh.”

“Không những thế, những củ sâm này còn có thể bị luộc, hấp mất nước cốt đầu rồi mới đem phơi khô để bán cho người khác. Loại sâm “rởm” đó được ướp hương liệu nên khi mở túi ra mùi sâm rất đậm. Nhưng chỉ 5 phút sau khi để ra ngoài không khí, mùi sâm đã biến mất hoàn toàn”, chị Y AI cho biết thêm.

Sâm giả, sâm kém chất lượng mạo danh sâm trồng trên núi Ngọc Linh ảnh hưởng không nhỏ tới bà con trồng sâm ở quanh núi. Và nghiêm trọng hơn nữa, nó có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng.

Hàng có rất nhiều và dễ mua
Hàng có rất nhiều và dễ mua

Vì thế, ngoài sự cảnh giác từ phía người tiêu dùng, rất cần sự chung tay của chính quyền địa phương, các DN vào cuộc hỗ trợ để đưa sản phẩm thật đến tay người tiêu dùng, qua đó cải thiện đời sống của bà con người dân tộc Xê Đăng.

Thế Hưng

Sâm “công nghiệp” bán tràn lan gần chân núi Ngọc Linh - 10