Richard Mille tăng trưởng trong bối cảnh ngành Đồng hồ Thụy Sĩ nhiều khó khăn

Từ năm 2013, giới chuyên môn đã cảnh cáo rằng ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ sẽ sớm lao đao khi thị trường Trung Quốc có nhiều biến đổi. Cơn bão này đã đến sớm hơn dự kiến và 2016 được nhận định là một năm rất khó khăn nói chung và nỗi lo sợ cơn đại khủng hoảng như thời 1970s sẽ quay lại.

Thế nhưng theo hãng đồng hồ ở phân khúc siêu xa xỉ Richard Mille thì mặc dù thị trường lao đao, doanh số của hãng vẫn tăng trưởng ở cấp độ 2 con số bởi nhu cầu quá cao.

Cơn đại chấn những năm 1970 là thời kì đen tối được ghi nhớ mãi mãi trong lịch sử ngành Đồng hồ Thuỵ Sĩ, khi mà cơn vũ báo đồng hồ điện tử Nhật Bản tạo ra dòng đại chấn, nhấn sâu ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ vào 1 thập kỉ khủng hoảng, các nhà máy đóng cửa, hàng ngàn nghệ nhân phải bơ vơ. Chỉ những tên tuổi bậc thầy ở định vị cao cấp nhất của ngành như Patek hay Rolex có thể tồn tại được và dần dần đem lại thời kì Phục Hưng cho ngành Đồng hồ cao cấp Thuỵ Sĩ, điển hình vào những năm 2010.

Trong khi các thương hiệu đồng hồ danh tiếng đang đối mặt với cơn khủng hoảng kinh tế thì Richard Mille vẫn tự tin với tốc độ tăng trưởng của mình nhờ nhu cầu quá cao.
Trong khi các thương hiệu đồng hồ danh tiếng đang đối mặt với cơn khủng hoảng kinh tế thì Richard Mille vẫn tự tin với tốc độ tăng trưởng của mình nhờ nhu cầu quá cao.

Có thể nói rằng bóng dáng cơn khủng hoảng thời 1970s đang rình rập quay trở lại trong năm 2016. Bloomberg Gadfly mới thống kê mức độ sụt giảm đáng kể trong 11 tháng qua của lượng xuất khẩu đồng hồ Thuỵ Sĩ trong khi Hiệp hội công nghiệp chế tác đồng hồ nước này thì ghi nhận sự thụt giảm mạnh nhất trong năm 2016 lên tới 16,4% so với tháng 10 năm 2015. Fianciere Richemont SA, công ty mẹ của Cartier đã sớm có quyết định cắt giảm 350 việc làm hồi tháng 2 và chưa có kế hoạch gia tăng nhân lực trở lại vào mấy tháng tới. Swatch Group AG thì chưa cắt giảm nhân sự nhưng cũng không có những báo cáo rực rỡ. Tập đoàn này cũng vừa mới cảnh báo rằng lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm sẽ giảm hơn 50% so với năm ngoái. Ông Johann Rupert - CEO của tập đoàn Richemont thì cho biết dù thị trường Trung Quốc bắt đầu có một vài dấu hiệu khả quan, nhưng nhìn chung chưa có khả năng hồi phục dù năm 2017 đã gõ cửa.

Một trong những chiếc đồng hồ nổi tiếng nhất của Richard Mille, RM 19-02 Tourbillon Fleur trị giá khoảng 1,3 triệu đô mới đây đã về tay một đại gia Việt.
Một trong những chiếc đồng hồ nổi tiếng nhất của Richard Mille, RM 19-02 Tourbillon Fleur trị giá khoảng 1,3 triệu đô mới đây đã về tay một đại gia Việt.

Giới chuyên môn bàn tán nhiều nhất ở triển lãm đầu ngành của làng đồng hồ Thuỵ Sĩ – SIHH 2016 Geneva là đồng CHF ngày càng tăng lên, giá vàng leo thang, việc khách du lịch Châu Á e ngại khủng bố nên giảm du lịch tại Châu Âu và cả tốc độ có phần chững lại của thị trường Hong Kong. Nhiều CEO của các hãng đồng hồ xa xỉ đều nhận định rằng năm 2016 sẽ ẩn chứa nhiều khó khăn, thị trường bị cạnh tranh gay gắt và đặc biệt hơn cả là khối khách hàng xa xỉ ngày càng trẻ hơn với sở thích thay đổi nhiều. Từ năm 2013, Hiệp hội Credit Suisse đã dự báo rằng “Đồng hồ chỉ để chỉ giờ đã phải thuyên giảm, ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ sẽ phải theo đuổi các điểm thu hút mới, đó là yếu tố để bán hàng nằm ở tính biểu tượng và tính cảm xúc mà các thiết kế mới đem lại”.

Chiếc đồng hồ Richard Mille RM56-02 Tourbillon Sapphire với mức giá hơn 2 triệu đô, từng được ngài Richard Mille khẳng định đã bán hết ngay khi vừa ra mắt.
Chiếc đồng hồ Richard Mille RM56-02 Tourbillon Sapphire với mức giá hơn 2 triệu đô, từng được ngài Richard Mille khẳng định đã bán hết ngay khi vừa ra mắt.

Trong bối cảnh tăm tối này, ngạc nhiên thay khi trong một cuộc phỏng vấn gần đây Richard Mille là trường hợp ngoại lệ tự tin công bố rằng hãng này đạt mức doanh thu tăng 20% so với năm trước do nhu cầu của thị trường lên cao. Tuyên bố này trái ngược hẳn với bức tranh toàn cảnh ngành đồng hồ 2016 và mở ra cho giới chuyên môn nhiều bàn luận. Cụ thể thì năm nay doanh thu của Richard Mille dự kiến sẽ đạt khoảng 225 triệu CHF, tương đương 3,500 đến 3,600 chiếc đồng hồ được sản xuất, thay vì 3,200 chiếc như năm ngoái. Với mức giá của những chiếc đồng hồ khởi điểm ở mức xấp xỉ 100,000 USD, tăng trưởng khoảng 400 chiếc là con số ấn tượng. Ngài Mille cũng thừa nhận rằng đã có nhiều cuộc thảo luận về doanh số bán hàng của hãng từ vài năm trước, nhưng lại không có bất cứ câu hỏi nào được dấy lên về doanh số bán hàng ngay tại thời điểm hiện tại.

RM 50-02 ACJ Tourbillon Split Seconds Chronograph trị giá hơn 1 triệu đô, được thiết kế lấy cảm hứng từ máy bay Airbus Corporate Jets.
RM 50-02 ACJ Tourbillon Split Seconds Chronograph trị giá hơn 1 triệu đô, được thiết kế lấy cảm hứng từ máy bay Airbus Corporate Jets.

Thiết kế đặc trưng, đi tiên phong trong ứng dụng các vật liệu của làng xe đua F1 và công nghệ hàng không vũ trụ vào đồng hồ đeo tay, mức giá cao không phải là rào cản khi Richard Mille nắm được nhu cầu và thị hiếu của lớp khách hàng xa xỉ ngày một trẻ tuổi và có gout thời thượng hơn. Trong khi một số tên tuổi tiếp tục xoay xở giữ mức giá ngất ngưởng, một số phải bỏ cuộc để cho ra những dòng hợp túi tiền hơn với loạt đồng hồ vỏ thép tràn ra thị trường thì Richard Mille vẫn trung thành với nguyên lý ban đầu. Duy trì con số sản xuất thấp và tập trung vào những kĩ thuật khó mà các đối thủ e ngại đã giúp Richard Mille bảo vệ giá trị độc quyền của thương hiệu và đồng thời cách li thương hiệu này ra khỏi những cú sốc mà thị trường đang gặp phải.

Thương hiệu Richard Mille chính thức có mặt tại Việt Nam từ tháng 4/2016 với boutique đặt tại khách sạn Sofitel Metropole Hanoi.
Thương hiệu Richard Mille chính thức có mặt tại Việt Nam từ tháng 4/2016 với boutique đặt tại khách sạn Sofitel Metropole Hanoi.

Tiếp tục là điểm sáng trong cơn bão đen tối của thị trường, cùng với sự tăng trưởng tốt Richard Mille đã đưa Boutique tại Hà Nội vào hoạt động trong năm 2016. Điểm đến tiếp theo được hãng công bố sẽ là boutique tại New York ra mắt vào mùa thu năm 2017. Với diện tích ấn tượng lên đến 450 mét vuông nằm tại phố 46 Đông và phố 57, dọc bên cánh của toà 432 Park Avenue – toà tháp cao nhất ở bán cầu Tây – nơi tập trung nhiều thương hiệu đắt đỏ nhất trên thế giới. Đây là bouqitue thứ 7 của Richard Mille tại Bắc Mỹ, cùng với Aspen, Bal Harbour, Beverly Hills, Las Vegas, Miami và St. Barth’s.

PV