TPHCM:
Quản lý phí bảo trì chung cư: Mỗi nơi mỗi kiểu
(Dân trí) - Dù được pháp luật quy định khá rõ ràng nhưng việc quản lý phí bảo trì chung cư vẫn là đề tài gây tranh cãi tại nhiều chung cư do chủ đầu tư không tìm được tiếng nói chung với cư dân.
Ai được giữ khoản phí 2%?
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* "Loạn" nhịp sống ở chung cư 15 tầng chỉ có 1 thang máy hoạt động |
Trong trường hợp kinh phí này không thu đủ thì huy động từ việc đóng góp của các chủ sở hữu - tương ứng phần diện tích sở hữu riêng của từng chủ sở hữu (tính theo m2) tại các kỳ họp của cư dân. Phí bảo trì do chủ đầu tư thu và sẽ bàn giao cho Ban Quản lý chung cư hay Ban Quản trị nhà chung cư (sau khi đã thành lập) để tiếp tục phục vụ cho công tác bảo trì phần sở hữu chung của chung cư, căn hộ.
Luật quy định đã rõ, nhưng không phải chung cư nào cũng thực hiện đúng luật trong việc quản lý và vận hành quỹ này dẫn đến tranh chấp giữa chủ đầu tư với người dân.
Liên quan đến việc tranh chấp này, giữa tháng 5/2014, ông Nguyễn Linh Dũng, Phó Trưởng Phòng quản lý nhà Sở Xây Dựng đã chủ trì cuộc họp xử lý kiến nghị của cư dân Chung cư Lê Thành. Theo một số hộ dân ở đây, Công ty Lê Thành đã làm không đúng trách nhiệm của mình cũng như chưa công khai minh bạch về khoản phí bảo trì chung cư khi hơn 12 tỉ đồng tiền thuộc quỹ bảo trì của chung cư Lê Thành lại đang nằm trong một tài khoản ở ngân hàng với tên chủ tài khoản là ông Lê Hữu Nghĩa (Giám đốc Công ty Lê Thành).
Không chỉ Công ty Lê Thành mới xảy ra tranh chấp về phí bảo trì chung cư mà ở nhiều dự án khác như Chung cư 4s (Thủ Đức), chung cư Nguyễn Ngọc Phương (Bình Thạnh)… cũng liên tục xảy ra tranh cãi về khoản phí này.
Cần có thêm giải pháp
Trước thực trạng tranh chấp về phí bảo trì chung cư, Luật Nhà ở (sửa đổi) do Bộ Xây dựng soạn thảo đã quy định: “Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà chung cư có trách nhiệm lập một tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn để quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung cho các nhà chung cư trên địa bàn”.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, chỉ quy định như thế này vẫn chưa thể chấm dứt được tranh chấp. Ông Nguyễn Văn Đực – Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho rằng, thay vì bắt buộc phải giao phí bảo trì chung cư cho Ban Quản trị thì nên đưa ra nhiều giải pháp hơn cho người dân và doanh nghiệp có sự lựa chọn hoặc có thể tự thỏa thuận với nhau. Việc quy định như hiện tại rất dễ tạo điều kiện cho một vài doanh nghiệp trục lợi trên khoản phí này.
Về phía Công ty Lê Thành, Giám đốc Lê Hữu Nghĩa cũng khẳng định: “Công ty chắc chắn sẽ giao lại khoản phí bảo trì lại cho Ban Quản trị khi nào chung cư bầu ra được một Ban Quản trị được nhà nước công nhận theo đúng quy định của pháp luật”.
Thực tế để có được một Ban Quản trị chung cư hợp pháp, rõ ràng không phải chuyện một sớm, một chiều. Phải chăng vì thế, xung đột về phí bảo trì vẫn diễn ra khiến nhiều cư dân cảm thấy phiền toái.