"Quân cờ" ngoài nước của Viettel bắt đầu đe dọa VNPT?
(Dân trí) - Với khối lợi nhuận dự kiến tương đương hơn 1 tỷ USD trong năm nay, Viettel không chỉ "đe dọa" vị thế của VNPT ở thị trường trong nước mà đang lấn lướt các nhà mạng khác ở "sân ngoài" khi liên tục tăng đầu tư và thị phần tại các thị trường mới.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng soát xét của CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global), tổng doanh thu công ty đã tăng 21% so cùng kỳ, đạt 3,061 tỷ đồng, lợi nhuận gộp ở mức 558.6 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế và các chi phí khác, Viettel Global lãi ròng 158 tỷ đồng, tăng 50% so cùng kỳ, ứng với EPS 254 đồng.
Trên thực tế, đơn vị này của Viettel mới chỉ bắt đầu có lãi từ 2010 song đã bù đắp được hết lỗ lũy kế của các năm trước.
Năm ngoái, mặc dù doanh thu thuần tăng 33% so 2010, đạt 5.779 tỷ đồng song do khoản lỗ từ 2 công ty con tại Haiti và Mozambique đã khiến lợi nhuận ròng chỉ đạt 365 tỷ đồng, chỉ bằng 1 nửa năm 2010. Tuy nhiên, đặc thù của ngành viễn thông, trong những năm đầu, khi đã hoàn tất hạ tầng và đi vào khai thác dịch vụ thì khoản lợi nhuận tương lai (với lợi thế người đi trước) của Viettel sẽ không hề nhỏ.
Mới đây, đơn vị này dự kiến "đổ" tiếp gần 5.000 tỷ đồng vào hai thị trường mới mở là Tanzania và Đông Timor ngoài 4 thị trường khác là Lào, Campuchia, Mozambique và Haiti. Dự kiến, công ty sẽ mua lại 65% cổ phần của Egotel từ một công ty Singapore với giá hơn 18 triệu USD trong tổng vốn đầu tư 337,71 triệu USD vào dự án tại Tanzania.
Còn ở Đông Timor, cổ đông cũng đã thông qua việc để công ty thành lập công ty con Viettel Timor Leste với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 15 triệu USD.
Với việc hào phóng mở hầu bao cho thị trường ngoài nước, phần thu về của Viettel không chỉ doanh số mà còn là phần gia tăng trị giá thương hiệu khi vượt mặt cả những công ty lớn như Orange, Vodafone, Hutchinson Global, Bharti Airtel thị những thị trường viễn thông đang phát triển.
Theo thông tin mới đây của Tập đoàn, ngày 13/11, tại Giải thưởng Truyền thông Thế giới (WCA) 2012, liên doanh của Viettel và Laos Asia Telecom là Unitel đã chiến thắng tại hạng mục Hãng viễn thông tốt nhất tại thị trường đang phát triển. Chỉ sau đó 1 ngày, công ty Movitel (Mozambique) cũng trở thành Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông vùng nông thôn Châu Phi trong lễ trao Giải thưởng Truyền thông Châu Phi (AfricaCom) 2012 tổ chức tại Nam Phi tối 14/11.
Sau 3 năm chính thức cung cấp dịch vụ, Unitel đã chiếm 44% thị phần tại thị trường Lào với 15.000 đại lý, điểm bán, góp phần đưa mật độ viễn thông tại đây tăng gấp 4 lần và tạo thu nhập cho 20.000 lao động địa phương.
Tại Châu Phi, dù mới chính thức cung cấp dịch vụ từ tháng 5/2012, Movitel nhắm đến việc, coi viễn thông là sản phẩm thiết yếu phục vụ số đông người dân. Từ đầu, Movitel đã triển khai diện rộng hạ tầng mạng lưới và kinh doanh trên toàn lãnh thổ Mozambique, đưa nước này trở thành 1 trong 3 quốc gia có hạ tầng viễn thông tốt nhất khu vực Cận Sahara.
Tuy nhiên, mục tiêu đằng sau mà Viettel hướng đến là tạo ra những điều kiện quan trọng để có thể triển khai các công cụ quản lý cấp cao như chính phủ điện tử, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông trên các lĩnh vực y tế, giáo dục phục vụ phát triển kinh tế tại Mozambique.
Hiện Viettel Global đang đầu tư vào 4 công ty khai thác mạng viễn thông tại Lào (StarTelecom - khai thác mạng Unitel), Campuchia (Viettel Cambodia - khai thác mạng Metfone), Haiti (Natcom) và Mozambique (Movitel). Năm 2011, Viettel đã công bố đầu tư vào Peru nhưng các thông tin cụ thể chưa được công bố.
Ở trong nước, Viettel kiếm bộn không kém gì VNPT, khoảng cách doanh thu đang ngày một rút ngắn lại. Trao đổi với báo giới, ông Lê Đăng Dũng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, trong năm 2012 này, lợi nhuận Tập đoàn ước khoảng 22.000 đến 23.000 tỷ đồng. Mặc dù vậy, ông Dũng không cung cấp cụ thể phần dự kiến đóng góp của các thị trường vào lợi nhuận chung.
Về doanh thu, mức dự kiến của Viettel rất "khủng" khoảng 140.000 tỷ đồng, tương đương bình quân mỗi ngày đạt gần 400 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả này chưa đáp ứng được tham vọng của Viettel là tăng trưởng 20-25% cả về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2012. Trước đó, hồi 2011, doanh thu tập đoàn đạt 117.000 tỷ đồng, lợi nhuận gần 1 tỷ USD - trong khi mức doanh thu VNPT đạt được là 120.800 tỷ đồng.
Khoảng cách doanh thu này có vẻ sẽ bị rút ngắn khi cuộc "rượt đuổi" của Viettel ngày càng tăng tốc khi các thị trường mới của Tập đoàn này dần đi vào ổn định và sinh lợi.
Trên thực tế, đơn vị này của Viettel mới chỉ bắt đầu có lãi từ 2010 song đã bù đắp được hết lỗ lũy kế của các năm trước.
Năm ngoái, mặc dù doanh thu thuần tăng 33% so 2010, đạt 5.779 tỷ đồng song do khoản lỗ từ 2 công ty con tại Haiti và Mozambique đã khiến lợi nhuận ròng chỉ đạt 365 tỷ đồng, chỉ bằng 1 nửa năm 2010. Tuy nhiên, đặc thù của ngành viễn thông, trong những năm đầu, khi đã hoàn tất hạ tầng và đi vào khai thác dịch vụ thì khoản lợi nhuận tương lai (với lợi thế người đi trước) của Viettel sẽ không hề nhỏ.
Unitel đang dẫn đầu thị trường Lào, chiếm 44% thị phần tại đây.
Mới đây, đơn vị này dự kiến "đổ" tiếp gần 5.000 tỷ đồng vào hai thị trường mới mở là Tanzania và Đông Timor ngoài 4 thị trường khác là Lào, Campuchia, Mozambique và Haiti. Dự kiến, công ty sẽ mua lại 65% cổ phần của Egotel từ một công ty Singapore với giá hơn 18 triệu USD trong tổng vốn đầu tư 337,71 triệu USD vào dự án tại Tanzania.
Còn ở Đông Timor, cổ đông cũng đã thông qua việc để công ty thành lập công ty con Viettel Timor Leste với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 15 triệu USD.
Với việc hào phóng mở hầu bao cho thị trường ngoài nước, phần thu về của Viettel không chỉ doanh số mà còn là phần gia tăng trị giá thương hiệu khi vượt mặt cả những công ty lớn như Orange, Vodafone, Hutchinson Global, Bharti Airtel thị những thị trường viễn thông đang phát triển.
Theo thông tin mới đây của Tập đoàn, ngày 13/11, tại Giải thưởng Truyền thông Thế giới (WCA) 2012, liên doanh của Viettel và Laos Asia Telecom là Unitel đã chiến thắng tại hạng mục Hãng viễn thông tốt nhất tại thị trường đang phát triển. Chỉ sau đó 1 ngày, công ty Movitel (Mozambique) cũng trở thành Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông vùng nông thôn Châu Phi trong lễ trao Giải thưởng Truyền thông Châu Phi (AfricaCom) 2012 tổ chức tại Nam Phi tối 14/11.
Sau 3 năm chính thức cung cấp dịch vụ, Unitel đã chiếm 44% thị phần tại thị trường Lào với 15.000 đại lý, điểm bán, góp phần đưa mật độ viễn thông tại đây tăng gấp 4 lần và tạo thu nhập cho 20.000 lao động địa phương.
Tại Châu Phi, dù mới chính thức cung cấp dịch vụ từ tháng 5/2012, Movitel nhắm đến việc, coi viễn thông là sản phẩm thiết yếu phục vụ số đông người dân. Từ đầu, Movitel đã triển khai diện rộng hạ tầng mạng lưới và kinh doanh trên toàn lãnh thổ Mozambique, đưa nước này trở thành 1 trong 3 quốc gia có hạ tầng viễn thông tốt nhất khu vực Cận Sahara.
Tuy nhiên, mục tiêu đằng sau mà Viettel hướng đến là tạo ra những điều kiện quan trọng để có thể triển khai các công cụ quản lý cấp cao như chính phủ điện tử, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông trên các lĩnh vực y tế, giáo dục phục vụ phát triển kinh tế tại Mozambique.
Hiện Viettel Global đang đầu tư vào 4 công ty khai thác mạng viễn thông tại Lào (StarTelecom - khai thác mạng Unitel), Campuchia (Viettel Cambodia - khai thác mạng Metfone), Haiti (Natcom) và Mozambique (Movitel). Năm 2011, Viettel đã công bố đầu tư vào Peru nhưng các thông tin cụ thể chưa được công bố.
Ở trong nước, Viettel kiếm bộn không kém gì VNPT, khoảng cách doanh thu đang ngày một rút ngắn lại. Trao đổi với báo giới, ông Lê Đăng Dũng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, trong năm 2012 này, lợi nhuận Tập đoàn ước khoảng 22.000 đến 23.000 tỷ đồng. Mặc dù vậy, ông Dũng không cung cấp cụ thể phần dự kiến đóng góp của các thị trường vào lợi nhuận chung.
Về doanh thu, mức dự kiến của Viettel rất "khủng" khoảng 140.000 tỷ đồng, tương đương bình quân mỗi ngày đạt gần 400 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả này chưa đáp ứng được tham vọng của Viettel là tăng trưởng 20-25% cả về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2012. Trước đó, hồi 2011, doanh thu tập đoàn đạt 117.000 tỷ đồng, lợi nhuận gần 1 tỷ USD - trong khi mức doanh thu VNPT đạt được là 120.800 tỷ đồng.
Khoảng cách doanh thu này có vẻ sẽ bị rút ngắn khi cuộc "rượt đuổi" của Viettel ngày càng tăng tốc khi các thị trường mới của Tập đoàn này dần đi vào ổn định và sinh lợi.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 tháng đầu năm 2012, cơ quan này đã cấp Giấy Chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 70 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam đạt 1,369 tỷ USD và điều chỉnh Giấy Chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 14 dự án với số vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm đạt 95,796 triệu USD. Lũy kế đến thời điểm tháng 10 năm 2012, tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài là 737 dự án với vốn đăng ký đạt khoảng 15,086 tỷ USD. Trong số này, lĩnh vực thông tin và truyền thông có 40 dự án, trị giá đầu tư hơn 1 tỷ USD. |
Bích Diệp