1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Phụ nữ Việt "sánh ngang" đấng mày râu về lương

(Dân trí) - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, chênh lệch trong mức lương, thu nhập của nữ giới và nam giới tại Việt Nam thấp, chỉ khoảng 9,4%. Mức này thấp hơn nhiều so với khu vực và thế giới.

Theo ILO, nếu xem mức lương, thu nhập của người nam giới tại Việt Nam là 100% thì thu nhập của nữ giới cũng đạt khoảng 90,6%, chỉ chênh lệch 9,4% so với mức lương nam giới.


Phụ nữ Việt sánh ngang đấng mày râu về lương
Mức chênh lệch lương bình quân của nữ giới và nam giới khu vực Châu Á, Thái Bình Dương (Theo Báo cáo Báo cáo về tiền lương Thế giới và khu vực Châu Á năm 2014/2015 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) 
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Giá xăng tiếp tục giảm 320 đồng/lít, xuống dưới 20.000 đồng/lít

* Phụ nữ Việt "sánh ngang" đấng mày râu về lương

* Hiệp hội taxi TPHCM kiến nghị chấm dứt hoạt động của Uber

* “NHNN sẽ sớm điều chỉnh tỷ giá vào đầu 2015”

* 'Sale off 50%': Khách ngắm cho vui, ế vẫn hoàn ế

* Việt Nam có thêm 5 tỷ USD vốn ODA

Đây là mức chênh lệch thấp so với nhiều nước trong khu vực, đặc biệt so với các nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Úc. Mức lương của phụ nữ Singapore chỉ bằng 74% nam giới nước này, lương của phụ nữ Nhật bằng 69% và lương của phụ nữ Úc bằng 63% so với nam giới nước này.

 

Tại khu vực Đông Nam Á, các nước có chênh lệch lương, thu nhập trong giới thấp hơn Việt Nam là Malaysia chênh lệch lương nam và nữ chỉ là 4,5%, Thái Lan là 1,5%. Phụ nữ Philippines, Đông Ti mo có mức lương cao hơn nam giới, trong đó chênh lệch mức lương của nữ giới so với mức lương nam giới ở Philipines cao nhất là + 6,1%.

 

Về tiếp cận việc làm của nữ giới, ILO cũng đưa ra nhận định Châu Á và Thái Bình Dương, phụ nữ chỉ chiếm 37,0%  các công việc lương, trong khí đó nam giới 63,0%. Tiến Trình bình đẳng giới trong tiếp cận công việc còn chậm, tỷ lệ cải thiện đạt 2% sau 13 năm so với tỷ lệ 35,4% trong năm 2000.


Có sự khác biệt lớn là do phụ nữ ít có khả năng thâm nhập thị trường lao động hơn so với nam giới. Bất bình đẳng giới rõ rệt ở Nam Á, nơi mà phụ nữ vẫn chỉ chiếm 21,5% công việc có lương, mặc dù đã có cải thiện trong thập kỷ qua nhưng vẫn chậm. Tại khu vực Đông Nam Á, phụ nữ chiếm 41,4% của tất cả các công việc có lương, phụ nữ tiếp cận với lương, việc làm tại đây đã mở rộng nhanh hơn một chút so với nam giới.

 

Tuy nhiên, ILO cũng chỉ rõ, mức chênh lệch bình quân của Việt Nam tuy thấp nhưng hiện Việt Nam vẫn còn là nước đang phát triển, phục thuộc lớn vào nông nghiệp, mức chênh lệch lương tại ngành nông lâm thủy sản có sự khác biệt đáng kể, lương và thu nhập của nữ giới trong nông nghiệp chỉ khoảng gần 60% so với nam giới.

 

Theo các chuyên gia, đánh giá của ILO khá xác đáng về những cách thức tiếp cận công việc và ứng xử xã hội của người Việt Nam. Các ngành, lĩnh vưc của Việt Nam hiện phân biệt giới đang được xóa nhòa và bất bình đẳng ngày càng khó nhận ra. Chỉ ở 1 số ngành, lĩnh vực hoạt động đặc thù như: khai khoáng, xây dựng và điện công nghiệp, tỷ lệ lao động nữ khó tiếp cận vì vấn đề an toàn lao động, sức khỏe và thói quen lao động.

 

Các đánh giá của ILO về bất bình đẳng của các nước phát triển như Nhật Bản, Úc không nói lên bản chất việc bất bình đẳng của thu nhập xét về giới mà do các nước này có kết cấu kinh tế đặc thù và nam giới có thu nhập cao hơn, tiếp cận dễ dàng hơn.

Nguyễn Tuyền 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”