TPHCM:

Phiên chợ “ve chai” ngàn đô giữa Sài Gòn

(Dân trí) - Không ồn ào náo nhiệt, mỗi tuần chỉ họp một lần nhưng phiên chợ “ve chai” luôn thu hút được giới chơi đồ cổ tại Sài Gòn. Những mặt hàng được chủ nhân đem đến đây nhằm mục đích mua bán, trao đổi, trong đó có những món đồ giá lên đến hàng “ngàn đô”.

Một gian hàng trong phiên chợ ve chai 
Một gian hàng trong phiên chợ "ve chai" 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Gần 6 năm qua, cứ mỗi sáng cuối tuần, chợ “ve chai” trong khuôn viên một quán cà phê nằm trên con hẻm nhỏ, dưới chân cầu Băng Ky, đường Nơ Trang Long (phường 11, quận Bình Thạnh), đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chơi đồ cổ. Họ đến đây đơn giản chỉ để trao đổi, chiêm ngưỡng những “chiến lợi phẩm” mà đã dày công sưu tầm, săn được.

Mang tên là chợ “ve chai”, bởi những sản phẩm bày bán ở đây được chủ nhân của nó rong ruổi khắp nơi sưu tầm đem về. Với người khác có thể chỉ là những vật chẳng đáng giá nhưng với những người yêu đồ cổ thì nó như “báu vật, chỉ đem ra trưng bày cho thiên hạ “xem chơi” hoặc có giá lên đến cả “ngàn đô”. Một chiếc hộp quẹt zippo có giá hàng trăm USD, đồng hồ đeo tay Citizen 100.000 đồng/chiếc, Omega mạ vàng 300 - 400 USD/chiếc, chiếc tẩu hút thuốc có giá 500.000 đồng/cái, bộ hộp muỗng, nĩa cái giá 4.000 USD...còn rất nhiền vật dụng tưởng chừng là đồ bỏ lại khiến không ít người mê mẩn.

Chiếc đồng hồ này có giá 7 triệu đồng
Chiếc đồng hồ này có giá 7 triệu đồng
Chiếc đồng hồ này có giá 7 triệu đồng

Anh Trần Khắc Dũng, người sáng lập ra chợ “ve chai” cho biết, phiên chợ này được anh và cộng sự lập ra năm 2009, chỉ mở cửa vào ngày cuối tuần. Nơi đây nhanh chóng trở thành địa điểm quen thuộc của những người thích chơi đồ cổ, sưu tầm “hàng độc”. “Có những món đồ đối với người này không còn giá trị sử dụng nhưng với người khác thì nó là vô giá” - anh Dũng khẳng định.

Đến với chợ “ve chai”, khách hàng có thể tìm thấy đủ loại mặt hàng, vật dụng đã tồn tại một thời trong lịch sử. Điểm khác biệt giữa những món đồ này với hàng “ve chai” bình thường chính là giá trị lịch sử và lý lịch riêng của nó. Theo các tay chơi hàng “độc”, muốn đánh giá một món hàng phải dựa vào niên đại, số lượng, những thông tin liên quan tới nó, đặc biệt là thông tin về người sở hữu hoặc trao tặng món hàng này.

Mắt kính, đồng hồ được trưng bày trong phiên chợ ve chai
Mắt kính, đồng hồ được trưng bày trong phiên chợ ve chai
Mắt kính, đồng hồ được trưng bày trong phiên chợ "ve chai"

Chợ Sài Gòn ve chai được phân ra nhiều không gian trưng bày, bán hàng. Mỗi món đồ đưa ra bán đều được chủ nhân thuyết trình về giá trị lịch sử, nguồn gốc. Bất cứ thắc mắc nào của khách cũng được giải đáp tận tình. Đồng thời, người xem có thể bổ sung thông tin cho chủ sở hữu món đồ. Như chiếc đồng hồ Uply thập niên 1950 - 1960 được chào giá 11 triệu đồng; đồng hồ Omega mạ vàng giá 300 -  400 USD/chiếc; xe mô tô cổ sản xuất trước năm 1900 giá 6.000 USD…

Anh Lê Mạnh Linh (ngụ quận Bình Tân) là người có niềm đam mê sưu tầm “hàng độc” tâm sự: “Tôi thường xuyên đến phiên chợ này để tìm hiểu, xem các mặt hàng độc đáo của các tay chơi đồ cổ mang đến. Mới đây, tôi mua được chiếc đồng hồ Poljot 17jewels chạy bằng dây cót, mạ vàng giá 2,5 triệu đồng. Chiếc đồng hồ này tôi tìm kiếm “mỏi mắt” mới thấy. Dù nhiều người cho rằng tôi không bình thường nhưng cái quan trọng là bản thân tôi rất thích”.

Nhiều người tìm đến đây để thoả mãn đam me sưu tầm đồ cổ
Nhiều người tìm đến đây để thoả mãn đam me sưu tầm đồ cổ
Nhiều người tìm đến đây để thoả mãn đam me sưu tầm đồ cổ

Tại một gian hàng khác trong chợ “ve chai”, chủ quầy trịnh trọng đặt lên bàn chiếc khung gỗ hai thanh kiếm Nhật sáng loáng (dùng để trưng bày trong phòng khách) và các phụ kiện đi kèm ghi rõ lò sản xuất ở Nhật Bản giá 700 USD. Kê bên một dàn đàn piano cổ do Nhật, Nga, Pháp sản xuất, từng được sử dụng trong các nhà dòng xưa. “Đó là những cây đàn âm thanh đầy cảm xúc, tinh tế, cổ kính” – Một chủ hàng say mệ giới thiệu. Trong gánh đó còn có cả những chiếc đèn dầu cổ từ thời Pháp, bộ ván gỗ đỏ mà theo lời người rao bán là có nguồn gốc từ Huế, qua tay thân sinh ông Lý Bá Phẩm, tỉnh trưởng Khánh Hòa trước năm 1975, rồi lưu lạc nhiều đời.

Chủ một sạp hàng đang lai chùi những món đồ của mình
Chủ một sạp hàng đang lai chùi những món đồ của mình

Điều đặc biệt, sự tin tưởng nhau chính là quy tắc bất thành văn tại phiên chợ “ve chai” này.  “Nếu người bán cố tình nói sai thông tin về món đồ để bán được giá hơn sẽ bị cấm không cho mang đồ vào chợ nữa. Khách nếu mua nhầm một món đồ có giá trị không xứng với số tiền cũng sẽ được chuyên gia thẩm định và đổi lại ngay” – Chủ phiên chợ khẳng định.

Trung Kiên

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước