1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Phân vùng kinh tế: Đề xuất sáp nhập 4 tỉnh Tây Nguyên vào Nam Trung bộ

(Dân trí) - Theo phương án của Bộ KH&ĐT đề xuất phân vùng kinh tế giai đoạn 2021 - 2030, cả nước sẽ có 7 vùng kinh tế thay vì 6 vùng như hiện nay. Vùng Trung du miền núi phía Bắc sẽ được tách ra làm 2 vùng độc lập, còn 4 tỉnh Tây Nguyên sẽ bị sáp nhập vào vùng Nam Trung bộ, riêng Lâm Đồng được sáp nhập vào Đông Nam bộ.

Đây là phương án nhận được nhiều phiếu thuận từ các Bộ, ngành và địa phương. Phương án phân vùng kinh tế trên được Bộ KH&ĐT thực hiện nhằm triển khai Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua cuối tháng 11/2017.

Vùng kinh tế Tây Nguyên có thể bị xóa tên, 4 tỉnh gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk sẽ được sáp nhập vào Nam Trung bộ, riêng Lâm Đồng sẽ sáp nhập vào vùng Đông Nam bộ.
Vùng kinh tế Tây Nguyên có thể bị xóa tên, 4 tỉnh gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk sẽ được sáp nhập vào Nam Trung bộ, riêng Lâm Đồng sẽ sáp nhập vào vùng Đông Nam bộ.

Hiện cả nước đang duy trì 6 phân vùng kinh tế bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Bộ KH&ĐT, các quy hoạch vùng hiện nay chỉ có hiệu lực đến năm 2020 và phương án phân vùng hiện nay đã đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra đối với giai đoạn vừa qua, nhưng đã sớm bộc lộ nhiều hạn chế trước bối cảnh mới trong nước, khu vực và quốc tế.

Phân vùng quy hoạch là nội dung quan trọng và là cơ sở để lập ra các nhiệm vụ quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch vùng.

Theo phương án 7 vùng được Bộ KH&ĐT đề xuất, Trung du miền núi phía Bắc bị phân làm 2 vùng độc lập là Vùng Đông bắc gồm 7 tỉnh; Vùng Tây bắc gồm 7 tỉnh.

Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh thành phố; Vùng Bắc Trung bộ được gồm 5 tỉnh; Vùng Nam Trung bộ gồm 11 tỉnh, thành phố (trong đó bao gồm Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên); Đông Nam bộ gồm 9 tỉnh và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 11 tỉnh, thành phố.

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, có 8/14 Bộ và 52/53 tỉnh hoàn toàn đồng ý với phương án phân 7 vùng kể trên.

Các ý kiến khác đưa ra đề nghị đưa tỉnh Thừa Thiên Huế vào vùng Nam Trung bộ, Lâm Đồng đưa vào Đông Nam Bộ; Long An, Tiền Giang đưa vào vùng Đông Nam Bộ.

Lâm Đồng (thuộc Tây Nguyên), Ninh Thuận, Bình Thuận (thuộc Duyên hải miền Trung) cũng được đề xuất chuyển vào vùng Đông Nam bộ.

Riêng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đề nghị cân nhắc phương án đưa Tây Nguyên vào vùng Nam Trung bộ.

Bộ KH&ĐT khẳng định: phương án phân vùng hiện tại có nhiều bất cập trong liên kết nội vùng, chưa khai thác được thế mạnh vùng, số lượng các địa phương trong vùng lớn đặc biệt là (Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung) với điều kiện khí hậu trong nội vùng có sự khác biệt lớn...

Nguyễn Tuyền

Phân vùng kinh tế: Đề xuất sáp nhập 4 tỉnh Tây Nguyên vào Nam Trung bộ - 2

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm