Phân biệt miến sạch và bẩn trong dịp Tết
(Dân trí) - Thời gian qua, những thông tin liên tiếp về thực phẩm không an toàn, trong đó có thông tin miến nhuộm phẩm màu đã tạo ra nỗi ám ảnh không nhỏ cho đông đảo người tiêu dùng. Vậy, làm cách nào phân biệt được miến bẩn, miến sạch?
Miến bẩn tràn lan trên thị trường
Miến có màu sắc khác thường có sử dụng phẩm màu không? Ăn phải có độc hại như thế nào đang là những câu hỏi được rất nhiều quan tâm khi ngày Tết cổ truyền của dân tộc đang tới gần, lượng tiêu thụ miến đang ngày càng tăng cao.
Chị Nguyễn Thanh Huyền ở Long Biên, Hà Nội chia sẻ: “Quả thực tôi không thể biết đâu là miến ngon, sạch và miến bẩn. Có hôm may, nấu lên bát miến dai ngon nhưng không may thì mua phải miến bở, ăn miến mà như nhai thêm cả sạn lổn nhổn. Chỉ khi nào ăn thì mới biết đâu là miến ngon, miến không có sạn. Nói là ngon nhưng cũng không biết miến đó có an toàn không, có sử dụng hóa chất độc hại không? Nhất là thời gian gần đây có nhiều thông tin về sản phẩm miến nhuộm phẩm màu, cho axit tẩy trắng miến… ”.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Xôn xao “danh sách” thưởng Tết của 33 ngân hàng Ghế CEO tại Microsoft ế vì Bill Gates? |
Theo lời một người đã làm miến lâu đời tại huyện Hoài Đức (Hà Nội), miến chủ yếu được làm từ dong nên thường có màu xám đen. Để tẩy màu của miến, người làm nghề thường dùng một loại hóa chất gọi là chất tẩy tím. Thành phần của chất này thế nào, có lợi hay hại đến sức khỏe của người tiêu dùng thì hầu như không ai được biết. Đa số những người sản xuất miến đều làm theo lời mách bảo, truyền miệng từ người nọ cho người kia.
Nếu cho càng nhiều axit, quá trình tẩy trắng càng nhanh. Đặc biệt, trước nhu cầu của thị trường, nhiều hộ sản xuất đã sử dụng các màu loại phẩm để nhuộm màu cho miến. Vì thế trên thị trường hiện nay không chỉ có miến mộc có màu trắng đục còn có các loại miến có màu sắc khác nhau. Từ vàng ươm đến trắng đục đến màu hanh hao vàng.
“Mua 200 nghìn phẩm màu là có thể dùng cả năm. Chỉ cần cho một ít phẩm vào thùng bột khuấy đều và bật máy hút lên giàn là xong”, người này cho biết.
Theo công thức truyền thống, để miến có màu vàng ruộm nếu cần được nhuộm bằng mật mía. Sau khi đun đen, sánh giống kéo đắng thì hòa với nước, đổ vào bột, quấy đều lên rồi chế biến thành miến. Tuy nhiên, thời gian gần đây, đã không còn sử dụng công thức bằng mật mía.
Theo kết quả kiểm nghiệm Viện trưởng Viện vệ sinh thực phẩm quốc gia ký 5/2013, mẫu bột hóa chất mua ở chợ Đồng Xuân có hàm lượng sắt 16,4 ml gam/100 gam, hàm lượng sắt trong mẫu bột mua ở làng Cự Đà là 14,6 ml gam/100 gam. Hàm lượng này quá cao với thực phẩm dùng hàng ngày, nếu được dùng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường về sức khỏe.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng bày tỏ sự lo ngại về chất lượng của miến hiện nay. Nhất là trong hiện nay do việc quản lý quá lỏng lẻo, nhiều nơi có dấu hiệu sử dụng chất màu sử dụng trong công nghiệp khác như in, dệt, làm sơn… để nhuộm thực phẩm khiến cho chúng có màu sắc đẹp rất nhiều. Điều này rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và nòi giống.
Miến ngon vì sạch
Và ngay từ nguồn nguyên liệu dong cũng có nhiều vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông Duy Ngọc Linh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP thực phẩm Minh Dương, một đơn vị sản suất mặt hàng miến dong sạch đang được người tiêu dùng tin tưởng cho hay, ông đã đi đến rất nhiều nguồn nguyên liệu dong cho nhà máy nhưng không thể lấy được hàng. Rất nhiều người dân chỉ cần lợi nhuận mà không quan tâm nhiều yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Vị lãnh đạo Công ty CP thực phẩm Minh Dương lấy một ví dụ, thông thường, bột nước sau khi nghiền xong phải ngâm từ 2 – 3 ngày mới dùng được để chế biến miến, nên họ dùng axit, thời gian chỉ mất từ 10 đến 15 giờ.
Vì thế công ty này phải quy hoạch nguồn nguyên liệu riêng cho công ty mình. Năm 2012, công ty đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông Hà Nội tổ chức lớp vừa học về trồng và làm tinh bột dong cho các hộ gia đình tại các huyện như Bạch Thông, Na Rì, Ba Bể… của tỉnh Bắc Kạn. Sau đó, các hộ gia định đã trồng dong và làm tinh bột theo yêu cầu của công ty. Công ty không cần người dân ký cam kết hay giám sát việc người dân trồng và chế biến tinh bột mà ràng buộc bằng chất lượng bằng cách kiểm tra đầu cuối khi nhập về công ty, các lô tinh bột không đạt chất lượng sẽ bị trả lại.
Ông Duy Ngọc Linh cho hay, xuất phát từ chính nhu cầu của thị trường sản phẩm miến chất lượng và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao nên Công ty CP thực phẩm Minh Dương đã quyết định sản xuất sản phẩm miến dong sạch. Giữa năm 2013, Công ty đã nhập khẩu và lắp đặt dây chuyền sản xuất miến đồng bộ, khép kín để cung cấp cho thị trường sản phẩm sạch và đảm bảo hợp chuẩn vệ sinh.
Sản phẩm miến dong sạch vừa được Công ty (Hà Nội) tung ra thị trường dịp cuối năm. Với 100% tinh bột dong, không sử dụng hóa chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được quản lý bởi hệ thống ISO 22000: 2005. “Hiện đây là dây chuyền duy nhất tại miền Bắc nhập khẩu đồng bộ và có cải tiến về công nghệ, thiết bị cho phù hợp với nguồn gốc tinh bột miến dong nên có thể khẳng định chất lượng sẽ ngon nhất và đảm bảo vệ sinh nhất” – bà Chu Hương Giang, Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật của công ty khẳng định.
Miến dong Minh Dương không có phụ gia thực phẩm, hóa chất. Thành phần chỉ có tinh bột dong, nước và muối nên rất tinh khiết, có độ dai, mềm và vị thơm của miến dong cổ truyền. Sản phẩm này rất tốt cho người ăn kiêng, béo phì và người mắc bệnh tiểu đường vì năng lượng trong miến dong thấp hơn hẳn miến gạo và miến khoai tây, ăn no chứ không béo. Bà Giang cho biết hiện công ty đang trực tiếp phân phối sản phẩm này ra thị trường với giá cao hơn miến làng nghề chút ít nhưng chất lượng và bao bì thì hơn hẳn.