Pepsi & “cú lách” ngoạn mục khỏi uy lực Coke

Mấy năm trước, trên tờ bìa của tạp chí Fortune người ta còn thấy hình Giám đốc điều hành của Pepsi lúc đó bị nhét trong vỏ chai Coke, bên dưới là dòng tít "Coke đá đít Pepsi như thế nào"? Còn Giám đốc điều hành Coca-Cola thì quá tự tin: "Chẳng cần để ý đến Pepsi nữa cho mệt"!

Tấn công cạnh sườn

Nhưng mọi người đã nhầm, Pepsis lúc đó đã tìm ra con đường mới để đi tới dạ dầy người tiêu dùng - quyết định sự thành công đối với hoạt động kinh doanh của hãng trong cả thập kỉ sau đó.

Sau một thời gian dài âm thầm nhẫn nhịn, những con số mới nhất cho thấy hoạt động kinh doanh của Pepsi đã tăng từ 16%-23%. Lợi nhuận của công ty cũng tăng cỡ tăng tới 100% kể từ năm 2000, với doanh số bán hàng ước đạt 32 tỉ USD trong năm nay. Chỉ tính trong 5 năm trở lại đây, trị giá cổ phiếu của Pepsi tăng thêm 1/3, đạt 57USD/cổ phiếu, trong khi đó giá cổ phiếu của Coke lại giảm 30%.

Thất bại trên thị trường nước giải khát khi không thể ganh đua với Coca - Cola, nhưng may thay đấy chính là cơ hội để Pepsi dứt áo thoát khỏi việc kinh doanh đồ uống có gas truyền thống đơn thuần. Bỏ mặc Coke “mê mẩn” với thắng lợi ở thị trường này để rồi tìm ra chỗ bất cẩn của Coke chớp thời cơ đầu tư.

Không hào nhoáng, không ồn ã với như những khai phá kinh doanh mới của các sản phẩm công nghệ như iPods hay Xboxes, song việc kinh doanh những mặt hàng tưởng như vặt vãnh, nhỏ vụn, mấy năm qua của thời giám đốc điều hành mới Steve Reinemund, đã đưa Pepsi trở thành một trong những công ty làm ăn hiệu quả nhất nước Mỹ.

Thắng nhờ người tài

Nhận thấy người tiêu dùng ngày càng bớt “hào hứng” những sản phẩm đồ uống có chất carbonat tạo gas, Steve Reinemund đã đi trước. Pepsi quyết định chuyển hướng kinh doanh vào lĩnh vực nước uống với các thương hiệu đầu bảng như Aquafina. Còn trong lĩnh vực nước tăng lực dùng trong thể thao, việc đi trước cũng giúp sản phẩm Gatorade của Pepsi chiếm giữ tới 80% thị phần, trong khi đó nước Powerade của Coke chỉ giành được 15%.

 

Không dừng trước thắng lợi đó, năm 2000, Reinemund cho mua Sobe và hợp tác với Starbucks để tiến vào thị trường cà phê đóng chai. Tuy nhiên, điểm mạnh nhất của Pepsi lúc này không phải là thị trường nước uống. Chiến lược chuyển hướng kinh doanh của Steve Reinemund đã đem lại 60% thị phần đồ ăn nhanh ở Mỹ về cho Pepsi.

 

Pepsi giờ không còn là hãng nước giải khát, trên thực tế Pepsi đã chuyển mình thành hãng thực phẩm, bán kèm đồ uống. Và cũng nhờ thế nỗi ám ảnh Coke đã được giải tỏa trong hoạt động làm ăn của hãng Pepsi.

 

Để đẩy nhanh uy thế của mình trên thị trường thực phẩm toàn cầu, mới qua Pepsi đã mua công ty Chocolate, Sara Lee tại Bỉ, Hà Lan và Pháp. Mua lại công ty thực phẩm ăn nhanh Ba Lan và cũng làm chủ nhiều cánh đồng khoai tây ở Trung Quốc. Và dù những mặt hàng mới cũng dễ bị cạnh tranh, song những gương mặt mới chắc chắn không phải là đối thủ của Pepsi.

 

Còn nhà khổng lồ Coca - Cola dường như đã bị đẩy khỏi cuộc chơi đó.

 

Theo Thanh Trà

Diễn Đàn DN

 

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm