"Ông lớn" Than - Khoáng sản đầu tư cả... bóng đá

(Dân trí) - Trước cuối năm 2015, TKV sẽ phải hoàn thành thoái vốn ngoài ngành, song hiện tại, tập đoàn này vẫn còn sở hữu tại CTCP Bảo hiểm Hàng Không, Ngân hàng SHB, Chứng khoán SHS, Quỹ Đầu tư Việt Nam và CTCP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF).

Ông lớn Than - Khoáng sản đầu tư cả... bóng đá

Sếp TKV có thể bị mất chức nếu báo cáo không đúng tình trạng tài chính và kết quả kinh doanh của tập đoàn.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Tăng lương tối thiểu, doanh nghiệp FDI lo mất ăn Tết

Vĩnh Hảo lấy ý kiến cổ đông sai luật?

Cán bộ rủ nhau xuất ngoại, nước ngoài cũng phải sợ

Giá vàng trong nước tăng trở lại theo giá thế giới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 212 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV hay Vinacomin).

 

Theo quy định tại Điều lệ này, một trong những chức năng nhiệm vụ cơ bản của TKV là chủ thể quản lý tài nguyên khoáng sản than, bô xít, đồng, sắt, vàng, bạc, thiếc, kẽm và các khoáng sản khác.

 

Cũng như các Tập đoàn Nhà nước khác, mục tiêu hoạt động của TKV là "kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại TKV"; phát triển công nghiệp than, công nghiệp bô xít - alumin - nhôm, công nghiệp khoáng sản, công nghiệp điện và các ngành nghề khác một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế; hoàn thành các nhiệm vụ do Nhà nước giao.

 

Điều lệ quy định, ngành, nghề kinh doanh chính của TKV là khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm ở mỏ và các khoáng sản khác đi cùng với than.

 

Tập đoàn cũng tập trung khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, làm giàu quặng, luyện kim, gia công, chế tác, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm khoáng sản; sản xuất, mua, bán, dự trữ, sử dụng, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp và nitơrat amôn.

 

Các hoạt động kinh doanh của TKV dựa trên vốn điều lệ đến năm 2015 là 35.000 tỷ đồng.

 

TKV được quyền quyết định giá mua, giá bán các sản phẩm và dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ công ích và những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá và giá mua, giá bán một số sản phẩm, dịch vụ chuyên ngành trong thị trường nội bộ khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

 

Song song với đó, "ông lớn" khoáng sản cũng được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước nước không đủ bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của TKV.

 

Cũng theo Điều lệ này, sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, phần lợi nhuận thực hiện còn lại được phân chia và sử dụng theo quy định của pháp luật.

 

Trường hợp TKV còn nợ đến hạn phải trả mà chưa trả hết thì chỉ được tăng lương, trích thưởng cho công nhân viên của TKV, kể các người quản lý sau khi đã trả hết nợ đến hạn.

 

 Lãnh đạo mất chức nếu kinh doanh không đạt chỉ tiêu

 

Hội đồng thành viên của TKV có 7 thành viên, trong đó có một thành viên là Chủ tịch Hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên không quá 5 năm. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại.

 

Hội đồng thành viên của TKV sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước chủ sở hữu nhà nước, trước pháp luật mọi hoạt động của TKV và về các quyết định của HĐTV gây thiệt hại cho TKV và chủ sở hữu nhà nước (trừ thành viên biểu quyết không tán thành quyết định này).

 

Chủ tịch và thành viên HĐTV của TKV sẽ bị miễn nhiệm, thay thế nếu không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác.

 

Thậm chí nếu báo cáo không trung thực tình hình tài chính và sản xuất, kinh doanh của TKV thì các lãnh đạo này của TKV cũng bị mất chức. Ngoài ra, mức kỷ luật này còn áp dụng khi TKV không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do chủ sở hữu giao mà không giải trình được nguyên nhân khách quan và được chủ sở hữu chấp nhận.

 

Điều lệ của TKV cũng quy định rất chặt chẽ rằng, Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV của TKV không được giữ chức danh quản lý, điều hành ở doanh nghiệp khác và không được làm người đại diện phần vốn của TKV ở doanh nghiệp khác.

 

Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, Tổng giám đốc TKV không được giữ chức danh kế toán trưởng, thủ quỹ tại TKV. Hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự với nhân thân của thành viên HĐTV, Tổng giám đốc TKV cũng phải được thong báo cho người bổ nhiệm Chủ tịch, Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc được biết, nếu phát hiện có tư lợi thì hợp đồng bị vô hiệu và những lãnh đạo này phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý.

 

Còn về phía Tổng giám đốc TKV do Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm và sẽ bị miễn nhiệm nếu để TKV lỗ 2 năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu được giao trong 2 năm liên tiếp, hoặc trong tình trạng lỗ lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được (trừ một số ngoại lệ).

 

Đến ngày 19/12/2013, TKV có 27 đơn vị trực thuộc công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam; 7 đơn vị sự nghiệp; 17 công ty TNHH một thành viên TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ; 36 công ty cổ phần TKV nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc nắm quyền chi phối khác; 7 công ty TKV nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và 7 đơn vị sự nghiệp.

 

Trong số 7 doanh nghiệp TKV nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ có CTCP Bảo hiểm Hàng Không, Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà Nội (SHB), CTCP Chứng khoán SHS, Quỹ Đầu tư Việt Nam và CTCP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF).

 

Bích Diệp

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước