1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Nông sản ĐBSCL: Bao giờ lợi cùng chia, rủi ro cùng chịu!?

(Dân trí) - Mới đây Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp bàn về giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL. Có nhà báo trước khi tham dự hội thảo đã phát biểu rằng họp hoài nhưng vẫn là điệp khúc “được mùa rớt giá”.

Điệp khúc được mùa rớt giá!

Chuyện nông sản được mùa, mất giá đã thành điệp khúc ở ĐBSCL. Nó đã tạo ra hệ lụy là nông dân “chạy theo đuôi thị trường”. Thấy cây con gì có giá đua nhau trồng, dẫn đến dư thừa, rớt giá, nông dân chuốc lấy “chua cay”. Còn ngành chức năng cứ loay hoay qui hoạch theo kiểu “cục bộ địa phương”, thiếu liên kết đến tạo nên tính bền vừng cho toàn vùng.

Con cá da trơn của vùng ĐBSCL đang thua lỗ
Con cá da trơn của vùng ĐBSCL đang thua lỗ

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Hé lộ nguồn gốc hàng Gucci, Milano "đại hại giá" tại Hà Nội sáng nay
* Việt Nam biệt đãi FDI: Giảm của cải quốc gia
* Trung Quốc y án tử hình trùm xã hội đen dính dáng tới Chu Vĩnh Khang
* Trung Quốc điều tàu khảo sát dầu khí nước sâu mới tới Biển Đông

Câu chuyện trong tháng 7 vừa qua giá cá tra nguyên liệu ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL liên tục giảm, khiến cho người nuôi liên tục bị thua lỗ. Hàng ngàn người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang “gánh lỗ” khoảng 1.500 đồng - 2.000 đồng/kg cá nuôi thương phẩm. Theo ngành chức năng các địa phương, ngành cá tra của vùng đang chết dần nên đang kỳ vọng vào Nghị định 36 của Chính phủ.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX Cá tra Thới An (quận Ô Môn), cho biết: “Không chỉ trong tháng 7 mà từ tháng 4 đến nay, giá bán cá tra đã giảm và biến động theo hướng bất lợi cho người nuôi. Cũng do giá giảm nên bây giờ không doanh nghiệp nào đi mua cá của người dân mà chỉ lấy cá từ vùng nuôi riêng của mình để xuất khẩu. Người nuôi cá tra, nhất là hộ nuôi nhỏ lẻ đang “chết” dần, không bàn cải gì nữa”.

 Đầu tháng 8/2014, nông dân Hậu Giang, Sóc Trăng bỏ liếp mía, nông dân Bến Tre đốn hạ những cây dừa đã gắn bó bao năm để trồng nhiều loại cây trồng khác mới nhất đã phản ánh phần nào điệp khúc “được mùa, mất giá” nông sản ở ĐBSCL. Mới nhất là nông dân huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng “dở khóc, dở cười” vì tồn đọng hàng chục ngàn tấn hành tím. 

Có thời điểm bắp cải của nông dân ĐBSCL để chết cháy, hoặc cho bò ăn vì giá rẽ
Có thời điểm bắp cải của nông dân ĐBSCL để chết cháy, hoặc cho bò ăn vì giá rẽ

Nhìn lại những mặt hàng nông sản vừa kể đều có một điểm chung: là một thời hoàng kim, rồi nhanh chóng “đứt đoạn”. Mặt hàng cá tra, cá basa một thời “lên ngôi” được xem mũi nhọn kinh tế của nhiều địa phương. Nhiều lần mặt hàng cá da trơn phi - lê bị rơi vào vòng “kiện tụng”, tưởng đâu khó khăn sẽ chồng chất nhưng cả nông dân và doanh nghiệp đều chung lòng để vượt qua khó khăn.

Thế nhưng, sự phát triển “nóng vội” từ người nuôi đến các cơ sở chế biến thủy sản “mọc lên như nấm sau mưa” đã làm rối tung chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến xuất khẩu. Các nhà quản lý thì lúng túng từ quản lý qui hoạch đến việc kiểm soát  sử dụng chất cấm trong nuôi trồng thủy sản; còn doanh nghiệp thì “đấu đá bẩn” để tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu theo kiểu hạ giá. Đó là những nguyên nhân chính làm cho mặt hàng “mũi nhọn” kinh tế cá da trơn trở nên bấp bênh liên tiếp trong 3 năm trở lại đây.

Có thể nói một trong những “khoảng cách” nghiêm trọng nhất giữa khâu sản xuất và tiêu thụ nông sản ở ĐBSCL là nông dân và doanh nghiệp – hai chủ thể chính trong quá trình xác lập tiêu thụ và phân phối chưa gắn kết “cùng hội, cùng thuyền”.

ĐBSCL hiện có khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa/măm
ĐBSCL hiện có khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa/măm

ĐBSCL có khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa/năm, 800.000 ha nuôi thủy sản, 300.000 ha trồng cây ăn trái… Ba mặt hàng chủ lực này, gần như đều trông cậy vào thị trường xuất khẩu phần lớn là các doanh nghiệp có “miệng lưỡi” tham gia vào thị trường này.
 
Lâu nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thì luôn muốn nguồn cung dồi dào để mua với giá có lợi nhất (theo hướng thấp nhất có thể), còn nông dân thì muốn bán với giá cao nhất - hai “mong muốn” này luôn đối chọi nhau thì vì ngồi lại để thương thảo, hợp tác làm ăn lâu dài. Tất nhiên, sự “đối chọi” này, nông dân luôn là người thiệt thòi trước mắt.

Tất nhiên, khi doanh nghiệp lạm dụng chuyện “nắm đằng chuôi” ép nông dân nhiều năm sẽ dẫn tới hệ lụy, nông dân “lấp hầm, treo ao ” nuôi cá tra, nuôi tôm… Mối liên kết rời rạc giữa nông dân và doanh nghiệp cũng là một phần nguyên nhân để thương lái Trung Quốc “tung chiêu” thu mua nông sản như khoai lang ở những thời điểm cục bộ với giá “đểu”! Nếu doanh nghiệp gắn bó, bao tiêu thu mua ổn định với nông dân, thì những trường hợp nông sản bán ào ạt cho thương lái Trung Quốc khó diễn ra!? 

Trong khi đó, ở thị trường nội địa, nông sản rất nhiều do thương lái nắm và thao túng. Có thời điểm nhiều mặt hàng tụt giá mạnh, nhưng giá bán buôn ở các chợ vẫn cao ngất ngưỡng. Điển hình là giá heo hơi, gà vịt có lúc giảm mạnh như giá bán buôn ở chợ thì vẫn như cũ.
 
Hay như giá lúa có lúc giảm mạnh nhưng giá bán buôn gạo ở chợ vẫn cao vút. Có thời điểm giá gạo bán ở thị trường nội địa cao hơn giá gạo xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là “lỗ hổng” nghiêm trọng trong kênh phân phối!

Vẫn là vấn đề giải pháp?

Phát biểu tại hội nghị, bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 2,96%, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2013. Để tốc độ tăng trưởng đạt mức 3,29% vào cuối năm theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, 6 tháng còn lại năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp phải đạt 3,65%.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL mới đây

Bộ trưởng Phát cũng cho rằng: "Về cây lúa, các địa phương phải có đề án riêng về tái cơ cấu ngành lúa gạo và phải có tính liên kết. Thời gian tới đây, nhất là trong vụ lúa Thu đông, tình hình thời tiết sẽ gặp khó khăn hơn do mưa bão và lũ lụt có thể đến sớm hơn.
 
Các địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang… phải có sự chủ động. Đối với con cá tra, thì việc thực hiện Nghị định 36 là hết sức cần thiết, tuy nhiên phải có thời gian cho người nuôi và DN làm quen dần. Mặt khác, chúng ta cũng tận dụng mọi thời cơ thị trường để giúp nông dân bán nông sản với giá cao, nâng cao thêm thu nhập”.
 
Còn theo các chuyên gia kinh tế thì khi những nút thắt lớn nhất là gắn quy hoạch với tiêu thụ, xây dựng hệ thống thông tin thị trường, tạo sự kết nối giữa nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp… chưa được nhận thức đầy đủ và triển khai đồng bộ, thì rất khó để thay đổi được những bất cập trong sản xuất và tiêu thụ nông, thuỷ sản hiện nay. Điệp khúc nông sản “được mùa, mất giá” sẽ còn kéo dài nếu nông dân và doanh nghiệp ở ĐBSCL không “câu tay ngồi chung thuyền” để xác lập kênh phân phối theo hướng cả hai cùng có lợi và chia sẻ rủi ro?

Phạm Tâm

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm