Nhiều doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng đón đầu TPP

Việc đón đầu hội nhập bằng cách cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm là hướng đi mà nhiều doanh nghiệp Việt lựa chọn để chuẩn bị cho một sân chơi mới.

Ngày 4/2 tới đây, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ chính thức được ký kết tại thành phố Auckland, New Zealand. Trước đó, ngày 30/01 phái đoàn của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đã sang Australia và New Zealand để chuẩn bị ký kết Hiệp định lịch sử này.

Theo đánh giá của các chuyên gia, các hiệp định thương mại, trong đó có TPP, mang lại rất nhiều lợi ích, mà đối tượng hưởng lợi nhiều nhất chính là doanh nghiệp. Riêng đối với TPP, nhóm 12 quốc gia vào TPP chiếm 40% GDP toàn cầu nên Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn. GDP có thể tăng thêm 8-10% đến năm 2030 và thu hút thêm dòng vốn đầu tư đến từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Trước tình hình và yêu cầu của hội nhập, hiệp định xuyên Thái Bình Dương – TPP kỳ vọng tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho cả doanh nghiệp và người lao động Việt. Nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp mình khi Việt Nam ra nhập TPP. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp chủ động trong việc đón đầu hội nhập.

Tuy nhiên, giới kinh doanh cho biết, doanh nghiệp Việt Nam đang rất hào hứng, rất quan tâm và đang hết sức cố gắng để tìm hiểu những lợi ích mà TPP có thể mang lại. TPP được kỳ vọng sẽ đem đến nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc gia tăng sản xuất, đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu trong các lĩnh vực Việt Nam có lợi thế như dệt may, giầy dép, thủy sản, điện tử và các sản phẩm nông sản nhiệt đới.

Với nhiều hình thức khác nhau để nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu hội nhập, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất. Có doanh nghiệp còn mất thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm, nghiên cứu đối tác để hợp tác chuyển giao công nghệ, nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư  nhập cả dây chuyền sản xuất với công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất của các nước phát triển trên thế giới.

Trong bối cảnh đó, Công ty Cổ Phần KTV cũng đã phải trải qua rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn, học tập tìm hiểu công nghệ của các nước có nền công nghiệp phát triển bậc nhất trên thế giới, mất thời gian dài để lựa chọn tìm kiếm đối tác chuyển giao công nghệ, nhập khẩu dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Sau  đó KTV đã quyết định lựa chọn đối tác có uy tín của Nhật Bản và tiến hành hợp tác, chuyển giao thành công nghệ và dây chuyền sản xuất.

Không những thế trong quá trình chuyển giao  KTV đã nhờ sự tư vấn từ những đơn vị tư vấn có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ để nhập khẩu dây chuyền sản xuất mới, phù hợp với yêu cầu để cho ra dòng sản phẩm mang tính đột phá .

KTV đã tiến hành sản xuất các thiết bị đồ gia dụng sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm chi phí tối đa, cho ra đời nhiều dòng sản phẩm tiết kiệm 1/3 năng lượng so với các thiết bị cùng loại trên thị trường kể cả thiết bị nhập khẩu.
KTV đã tiến hành sản xuất các thiết bị đồ gia dụng sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm chi phí tối đa, cho ra đời nhiều dòng sản phẩm tiết kiệm 1/3 năng lượng so với các thiết bị cùng loại trên thị trường kể cả thiết bị nhập khẩu.

Đại diện KTV cho biết: Công ty đã tiến hành sản xuất các thiết bị đồ gia dụng sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm chi phí tối đa, cho ra đời nhiều dòng sản phẩm tiết kiệm 1/3 năng lượng so với các thiết bị cùng loại trên thị trường kể cả thiết bị nhập khẩu. Tất cả các thiết bị như nồi cơm, bếp điện, bếp từ đều có công suất tiêu thụ điện năng chỉ bằng một phần ba sản phẩm khác cùng loại. không những thế công ty còn cho ra đời dòng xe đạp điện, xe máy điện có thời gian sử dụng, tích điện gấp nhiều lần các dòng sản phẩm khác trên thị trường, hiện dòng sản phẩm của KTV được người tiêu dùng đánh giá cao cả về chất lượng cũng như mẫu mã, phù hợp với với nhu cầu và lợi ích khách hàng.

Hiện nay với dòng sản phẩm xe máy điện của công ty có thể chạy tới 350 km cho một lần xạc pin.
Hiện nay với dòng sản phẩm xe máy điện của công ty có thể chạy tới 350 km cho một lần xạc pin.

Chia sẻ với chúng tôi chị Huyền tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: "Tôi luôn ưu tiên dùng hàng Việt Nam trước hết là để kích thích sản xuất trong nước, kế đó là cảm giác an tâm hơn khi sử dụng, chi phí bỏ ra cũng hợp lý hơn so với các sản phẩm ngoại nhập. Đối với đồ gia dụng như bếp điện, nồi cơm điện, bếp từ, lâu nay tôi luôn tin tưởng và sử dụng sản phẩm trong nước mang thương hiệu KTV nhằm tiết kiệm cho gia đình khi chi phí điện năng của các sản phẩm TKV so với các dòng sản phẩm khác kể cả một số dòng sản phẩm nhập khẩu”.

Việc đón đầu hội nhập bằng cách cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm là hướng đi mà nhiều doanh nghiệp Viêt lựa chọn để chuẩn bị cho một sân chơi mới.
Việc đón đầu hội nhập bằng cách cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm là hướng đi mà nhiều doanh nghiệp Viêt lựa chọn để chuẩn bị cho một sân chơi mới.

PV