Nhân sự ngân hàng nháo nhào nhảy việc

Theo khảo sát của Công ty tư vấn toàn cầu Towers Watson, mức tăng lương trong năm 2013 của ngành ngân hàng khoảng 10%, trong khi tỷ lệ nghỉ việc lên tới 15%, cao nhất trong số các ngành được khảo sát. Dù vậy, thực tế, vẫn có những ngân hàng tăng lương rất “khủng” trong năm nay.

Bà Vũ Thị Huyền Trang, Giám đốc bộ phận Dịch vụ Dữ liệu của Công ty Tư vấn toàn cầu Towers Watson cho biết, công ty này vừa triển khai cuộc khảo sát về chế độ lương và phúc lợi xã hội năm 2013 với trên 20 ngân hàng trong và ngoài nước.

Nhân sự ngân hàng nháo nhào nhảy việc
Mức tăng lương trong năm 2013 của ngành ngân hàng khoảng 10%, trong khi tỷ lệ nghỉ việc lên tới 15%.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

“Dữ liệu mà chúng tôi thu thập được qua cuộc điều tra khảo sát này phần nào thể hiện bức tranh chế độ lương và đãi ngộ của ngành ngân hàng trong năm nay và những dự báo cho năm tới. Chúng tôi không được công khai về danh tính đơn vị tham gia khảo sát. Tuy nhiên, nhìn chung, mức tăng lương của lĩnh vực ngân hàng là thấp nhất”, bà Trần Thị Huyền Trang nói.

Cụ thể, theo Towers Watson, năm nay, mức tăng lương của lĩnh vực dịch vụ tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tăng thấp nhất so với các lĩnh vực khác, chỉ ở khoảng 9-10%. Tuy nhiên, tỷ lệ nghỉ việc của ngành này cao nhất vào khoảng 15% trong năm nay. Điều này cũng phần nào thể hiện được những khó khăn mà ngành ngân hàng đang phải đối diện.

Thực tế, không chỉ tăng lương chậm, mà từ đầu năm đến nay, nhiều ngân hàng buộc phải giảm lương để dự phòng rủi ro, bù đắp chi phí, giải quyết nợ xấu.

Đơn cử, tại Ngân hàng ACB, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm cho thấy, mức chi lương và phụ cấp của ngân hàng này giảm 30% so với cùng kỳ năm 2012. Ngay cả nhiều ngân hàng lớn cũng giảm lương so với năm ngoái, như Eximbank, Vietcombank, VietinBank…

Tuy vậy, theo lãnh đạo một ngân hàng thương mại, tình hình giảm lương của một số ngân hàng trong 2 - 3 quý đầu năm chưa phản ánh đúng bức tranh của lương ngân hàng trong năm nay. Bởi thông thường, các ngân hàng sẽ thưởng mạnh vào dịp cuối năm, mức lương bình quân cả năm vì thế cũng sẽ thay đổi khá nhiều.

Một điểm đáng chú ý là, từ giữa năm đến nay, lương của nhiều ngân hàng đã khởi sắc trở lại. Theo báo cáo của Sacombank, lợi nhuận tăng trở lại trong quý III vừa qua khiến thu nhập của Ban Tổng giám đốc tăng gấp đôi so với quý II.

Đặc biệt, quỹ lương của BIDV 6 tháng đầu năm tăng tới 500%. Đến hết tháng 9/2013, tiền chi trả nhân viên và hoạt động quản lý công vụ của Ngân hàng tăng vọt, lên trên 4.407,5 tỷ đồng. Con số này không có gì ngạc nhiên, bởi tính đến hết quý III/2013, lãi của BIDV gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến giữa năm 2013, MB đã soán ngôi VietinBank về trả lương cao nhất cho cán bộ, công nhân viên. Đến thời điểm này, do các ngân hàng chưa công bố hết báo cáo tài chính quý III, nên chưa biết ngân hàng nào đứng đầu về trả lương cao nhất cho nhân viên. Tuy nhiên, thứ hạng lương ngân hàng năm nay dự báo có nhiều xáo trộn.

Mức lương luôn là một trong những yếu tố được người trong giới ngầm so sánh để đánh giá “đẳng cấp” của từng ngân hàng. Dù vậy, lãnh đạo MB khẳng định, ngân hàng này không chạy đua về trả lương, mà chỉ luôn cố gắng giữ một mức lương hợp lý, phù hợp với sức cống hiến của cán bộ, công nhân viên. Trên thực tế, việc trả lương cao ngất ngưởng cho nhân viên trong bối cảnh môi trường hệ thống còn khá nhiều rủi ro, nợ xấu tiềm ẩn, chi phí dự phòng tăng cao… là không phù hợp. 

Theo Thùy Liên
Đầu tư

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm