1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Nhà máy xi măng nỗ lực thoát hiểm

Sản lượng xi măng do các nhà máy trong nước sản xuất đã chạm ngưỡng 60 triệu tấn; lượng tiêu thụ hiện mỗi năm chỉ xấp xỉ 50 triệu tấn; gần 10 nhà máy xi măng mới sẽ “khai lò” trong năm 2012...

Những con số đó cho thấy năm nay và nhiều năm tới, các nhà máy xi măng phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại, phát triển...

Cung quá cao so với cầu

Theo thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, đến đầu năm 2012, cả nước đã có 60 nhà máy xi măng, và tổng công suất toàn ngành đạt gần 60 triệu tấn/năm. Ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hiệp hội không giấu nổi sự lo lắng về tình trạng “đầu tư tràn lan, không kiểm soát nổi” của ngành xi măng trong 5 năm gần đây. Lo lắng của vị Chủ tịch là điều dễ hiểu, khi nguồn cung đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước đến 10 triệu tấn.
 
Càng lo lắng hơn, khi tình trạng dư thừa xi măng trong nước những năm tới đã được nhìn thấy còn ở mức cao hơn. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 được Thủ tướng phê duyệt tháng 8.2011, dự báo nhu cầu xi măng trong nước đến năm 2015 khoảng 75 triệu tấn và 5 năm sau đạt mức 95 triệu tấn. Trong khi đó, từ nay đến 2020 cả nước sẽ có thêm 46 dự án nhà máy xi măng được đầu tư và đi vào hoạt động, nâng tổng công suất cả nước lên 130 triệu tấn/năm.

Sự khó khăn của các doanh nghiệp xi măng còn tăng gấp đôi khi thị trường bất động sản ảm đạm, các dự án ngừng hoặc giãn tiến độ (đồng nghĩa không sử dụng vật liệu xây dựng).

Năm 2012, theo tính toán của Hiệp hội Xi măng, dự kiến tổng lượng tiêu thụ chỉ bằng hoặc tăng 2-3% so với năm ngoái. Thêm 8 nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong năm nay, trong khi thị trường bất động sản được dự báo còn thê thảm hơn, đồng nghĩa lương xi măng dư thừa còn lớn hơn năm ngoái. Đầu tháng 2, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp thuộc Vicem khi được hỏi về kế hoạch kinh doanh năm 2012 vẫn lắc đầu chán nản: Chưa chốt được, sức tiêu thụ quá chậm...

Đánh giá về ngành xi măng năm 2012, ông Nguyễn Văn Thiện cho biết: “Phá sản thì có thể chưa đến, nhưng một số nhà máy yếu kém sẽ rơi vào tình trạng mua đi bán lại hoặc phải sáp nhập”. Thực tế đúng như ông Thiện dự báo, đến giữa tháng 2.2012, đã có ít nhất 3 nhà máy xi măng được các chủ đầu tư rao bán để lấy tiền trả nợ. Tiêu thụ khó khăn, chi phí đầu vào (xăng dầu, điện, tỷ giá ngoại tệ, than, vỏ bao...) tăng mạnh đã “hạ nock-out” nhiều doanh nghiệp.
 
Một lãnh đạo Bộ Xây dựng cho hay, tất cả doanh nghiệp đầu tư nhà máy xi măng đều sử dụng vốn vay, trong đó có những đơn vị vay đến 80% tổng mức đầu tư. Việc thắt chặt cho vay của ngân hàng và lãi suất quá cao đã khiến các dự án xi măng khốn đốn, nhất là các dự án đang dở dang.

Vẫn có những điển hình "ngược dòng" khủng hoảng
 
Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, các nhà máy buộc phải cạnh tranh bằng nhiều cách để hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm, như: đổi mới công nghệ sản xuất, tổ chức lại khâu quản trị, mở rộng hệ thống phân phối, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao thương hiệu... Thực tế, nhiều doanh nghiệp dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng làm tốt được những công việc nói trên thì thời gian qua vẫn sống khỏe, doanh thu cao.
 
Một điển hình là Công ty CP Ximăng Đỉnh Cao (TOPCEMENT). Nhiều người ngạc nhiên với những bước tiến trong việc tiếp cận và thâm nhập thị trường của công ty này. Không lựa chọn con đường xây dựng một nhà máy xi măng từ đầu mà liên kết, đầu tư, mua lại các nhà máy xi măng hiện có.  Tháng 7/2009 tham gia lĩnh vực sản xuất xi măng thì đến cuối tháng 3/2010 lô xi măng TOPHOME PCB40 đầu tiên đã ra đời. Đúng 1 năm sau, xi măng TOPHOME đã có mặt tại 48 tỉnh, thành với 2.680 cửa hàng vật liệu xây dựng do công ty bán hàng trực tiếp, thuộc hệ thống  20 nhà phân phối tại địa phương. Giữa tháng 11.2011,  TOPCEMENT khẳng định thêm năng lực cũng như sức mạnh cạnh tranh khi tung ra sản phẩm mới TOPFRIEND PCB30 nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả của khách hàng (đặc biệt là các công trình xây dựng dân dụng vừa và nhỏ). Kết quả kinh doanh năm 2010 của TOPCEMENT là sự thèm muốn của nhiều doanh nghiệp xi măng khác: sản lượng tiêu thụ đạt gần 500.000 tấn, tăng 75% so với năm 2010. Và Ban lãnh đạo công ty đang đặt mục tiêu sẽ tiêu thụ hơn 1 triệu tấn sản phẩm trong năm 2012 này.
 
Nhà máy xi măng nỗ lực thoát hiểm  - 1
TGĐ Nguyễn Hữu Phước tọa đàm với khách hàng trong Đại hội Khách hàng 2012
 
Những thành công của TOPCEMENT có thể giải thích một cách đơn giản đó là nhờ vào chiến lược định lượng đến khách hàng. Ông Nguyễn Hữu Phước - Tổng Giám đốc cho hay, kết quả đạt được ban đầu đó cho thấy TOPCEMENT đã đi đúng hướng là áp dụng cách thức kinh doanh mới, sáng tạo trong chính sách phân phối, sử dụng khoa học công nghệ (là công ty xi măng đầu tiên ở VN sử dụng hệ thống bán hàng trực tuyến qua hệ thống Sale Call tích hợp với phần mềm ERP - SAP cực kỳ linh hoạt), cùng đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên trẻ trung, năng động, giỏi chuyên môn... làm nên một TOPCEMENT phát triển với các sản phẩm đa dạng, chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Nhà máy xi măng nỗ lực thoát hiểm  - 2

Với những bước tiến thần tốc đó, người ta đang chờ xem bao giờ TOPCEMENT thực sự lên đến “đỉnh cao”, trở thành “Thương hiệu xi măng số 1 Việt Nam” như lãnh đạo doanh nghiệp này tuyên bố về sứ mạng của mình.

P.V

Tổng Giám đốc Nguyễn Hữu Phước cho biết, nhằm tri ân các khách hàng, đối tác đã gắn bó với TOPCEMENT trong 2 năm vừa qua, công ty đã tổ chức đại hội khách hàng vào ngày 27.2.2012tại Grand Place (142/18 Cộng Hòa, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM). Các khách hàng từ 43 tỉnh thành đã quy tụ về hội nghị, đem theo 17 gian hàng như một triển lãm văn hóa ẩm thực vùng miền rất thú vị. Hội nghị này thể hiện TOPCEMENT luôn là đối tác tin cậy của khách hàng.