TPHCM:

Nguyên giám đốc Vietinbank chi nhánh TPHCM đã rời khỏi địa phương

(Dân trí) - Ông Nguyễn Văn Sẽ, nguyên Giám đốc Vietinbank chi nhánh TPHCM đã rời khỏi địa phương nên các luật sư đề nghị HĐXX có biện pháp dẫn giải đối với ông này đến tòa để làm rõ những sai phạm trong đại án tham nhũng do Huyền Như cầm đầu.

Các bị cáo trong phiên tòa xét xử phúc thẩm
Các bị cáo trong phiên tòa xét xử phúc thẩm

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Phát hiện kho hàng điện dân dụng “mập mờ” nguồn gốc

* EVN khẳng định chưa đề xuất tăng giá điện

* Đại gia ‘làm liều’: Sự nghiệp ngàn tỷ về tay con gái

* Từ TPHCM đi Vũng Tàu: Chỉ còn mất nửa thời gian

* Tổng thống Putin "tố" phương Tây hiếu chiến, muốn xiềng xích "gấu" Nga

* Lạ đời dầu giảm, DN kêu lỗ đòi giữ giá

Chiều 18/12, phiên tòa phúc thẩm bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng tiếp tục phần thẩm vấn.


Tại phiên tòa, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng TMCP Á Châu ACB cho biết rất muốn thẩm vấn ông Nguyễn Văn Sẽ, nguyên Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank chi nhánh TPHCM với tư cách là nhân chứng để làm rõ các tình tiết liên quan trong vụ án.
 
Thế nhưng, hiện nay ông Sẽ đã rời khỏi địa phương. Chính vì vậy, các luật sư đã đề nghị HĐXX có biện pháp dẫn giải với ông này đến tòa.
 
Trước đó, trong phần thủ tục tại ngày khai mạc phiên tòa, các bị cáo cũng đã đề nghị triệu tập ông Nguyễn Văn Sẽ và được HĐXX và VKS chấp thuận. Thế nhưng, đến nay nguyên Giám đốc Vietinbank chi nhánh TPHCM vẫn chưa đến tòa.  


Trong phần thẩm vấn chiều 18/12, trả lời VKS, đại diện ACB cho biết, 17 nhân viên ACB trực tiếp đến Vietinbank ký vào mở tài khoản tại Vietinbank, ký với đại diện ngân hàng chứ không biết là ai. Huyền Như cho biết, trong số 17 tài khoản của nhân viên ACB mở tại Vietinbank có một phần ký chữ ký thật còn một phần ký khống. Toàn bộ các lệnh chi chuyển từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm.
 

Huỳnh Thị Huyền Như trong phiên tòa phúc thẩm
Huỳnh Thị Huyền Như trong phiên tòa phúc thẩm

Luật sư Lưu Văn Tám cung cấp tài liệu tiền đã vào Vietinbank và hỏi đại diện ngân hàng này: “17 nhân viên ACB chuyển tiền về tài khoản của cá nhân nhân viên Vietinbank với lãi suất 14%. Nội dung này thể hiện số tiền có vào tài khoản của Vietinbank. Nếu không có hợp đồng thì làm sao có bảng kê”.
 
Luật sư Tám đề nghị Vietinbank giải thích về “bất thường” này. Tuy nhiên, phía Vietinbank nói rằng hồ sơ vụ án đã thể hiện rõ nên không trả lời thêm. Phía Vietinbank liên tục đề nghị luật sư Tám không hỏi thêm những điều HĐXX đã làm rõ trước đó.


Luật sư của ACB cũng “truy” đại diện Vietinbank về chữ ký trên lệnh chi mà Vietinbank phát hành và chữ ký trên tài khoản khác nhau thì đại diện Vietinbank nói rằng: “Tôi không phải giám định viên nên không thể xác định được”.

 

Đại diện Vietinbank cũng không trả lời câu hỏi của HĐXX là trong trường hợp các nhân viên ACB ký lệnh chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tiết kiệm mà tài khoản tiết kiệm chưa mở thì trách nhiệm quản ký, trách nhiệm kiểm duyệt, trách nhiệm của Vietinbank như thế nào.
 

HĐXX cũng thẩm vấn bị cáo

HĐXX cũng thẩm vấn bị cáo Võ Anh Tuấn (nguyên cán bộ văn phòng Vietinbank)

HĐXX cũng thẩm vấn bị cáo Võ Anh Tuấn (nguyên cán bộ văn phòng Vietinbank). Bị cáo này cho rằng, bản án sơ thẩm chỉ đúng một phần và có những điều chưa đúng. Tuấn chỉ thừa nhận giúp sức cho Huyền Như lừa đảo, chiếm đoạt tiền của Công ty Thái Bình Dương. Ngoài ra, Tuấn không giúp Như lừa đảo các công ty khác.


“Bị cáo chỉ xem bản nháp hợp đồng thôi, chứ bản hợp đồng chính thức bị cáo không biết, bị cáo không gặp ai cả trừ chị Vy Anh làm ở ngân hàng Hàng Hải. Bị cáo có ra Hà Nội nhưng không phải ra cùng lúc với Huyền Như. Bị cáo không bàn bạc trước khi biết Công ty Phúc Vinh là công ty do Ngân hàng Hàng Hải ủy thác thì bị cáo không huy động tiền nữa”, Tuấn khai.
 

“Sai 1 cũng là sai, sai 2 cũng là sai nên bị cáo chỉ mong xem xét giảm nhẹ hình phạt”, Tuấn nói.

Công Quang - Trung Kiên
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”