1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

TPHCM:

Người mua ve chai sẽ được nhận đủ 5 triệu yên

(Dân trí) - Sáng 20/5, công an quận Tân Bình cho biết, do xác định không có tranh chấp nên toàn bộ số tiền 5 triệu yên Nhật sẽ được bàn giao cho chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, tạm trú phường 10, quận Tân Bình), người đã phát hiện số tiền trên hơn 1 năm trước.

Chị Hồng sẽ được nhận trọn số tiền 5 triệu yên mà chị phát hiện hơn 1 năm trước
Chị Hồng sẽ được nhận trọn số tiền 5 triệu yên mà chị phát hiện hơn 1 năm trước

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Trong chiều 19/5, công an quận Tân Bình cũng đã mời chị Hồng và luật sư Hà Hải (người hỗ trợ pháp lý miễn phí cho chị Hồng) đến để làm việc xung quanh vấn đề liên quan đến số tiền 5 triệu yên. Tại buổi làm việc, đại diện công an quận Tân Bình khẳng định đã chính thức bác đơn tranh chấp của bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, người trước đó đã gửi đơn đến công an quận Tân Bình cho rằng số tiền 5 triệu yên là của chồng bà bị thất lạc) và sắp tới sẽ trao lại số tiền 5 triệu yên cho chị Hồng.

Đại diện Công an quận cho biết, sẽ lập hội đồng tư vấn, có sự tham gia của Công an quận để xem xét cách thức trả, thời gian giao trả tiền cho chị Hồng. Tuy nhiên, do thiếu các hướng dẫn cụ thể, hiện công an quận Tân Bình đang gặp lúng túng trong việc giao trả lại số tiền cho chị Hồng. Đồng thời, công an thông báo có thể sẽ phải hoán đổi từ tiền yên Nhật sang tiền Việt Nam rồi mới bàn giao lại cho chị Hồng, việc “phán quyết” số tiền 5 triệu yên sẽ kéo dài trong khoảng 10 ngày.

Trao đổi với PV Dân trí, bà Phạm Thị Ngọt cho biết, chiều 18/5, bà được công an quận Tân Bình mời đến đến thông báo sẽ bác đơn của bà trong vụ 5 triệu yên. “Tôi và chồng mình sẽ tạm ngưng thu thập giấy tờ để chứng minh số tiền 5 triệu yên bị thất lạc. Công an đã quyết định vậy rồi, tôi biết làm sao bây giờ” – Bà Ngọt (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) chia sẻ.

Cơ quan công an đã bác đơn của bà Ngọt 
Cơ quan công an đã bác đơn của bà Ngọt 

Trước đó, vào ngày 10/4/2015 bà Ngọt đã gửi đơn đến công an quận Tân Bình với nội dung cho rằng, số tiền 5 triệu yên đây mà chị Hồng phát hiện là của ông Afolayan Caled (quốc tịch Nam Phi, chồng bà Ngọt) để quên trong thùng loa. Do không nhớ nên đã đém đi bán, bà Ngọt yêu cầu nhận lại số tiền trên.

Ngày 14/5, bà Ngọt đã gửi đến cơ quan công an quận Tân Bình một số giấy tờ mà bà nhận được từ ông Afolayan Caled gửi về. Các loại giấy tờ bổ sung giấy tờ của ông Caleb Afolayan, gồm: giấy phép lao động cho một công ty với vai trò giáo viên (do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM cấp, giấy tạm trú (do Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP HCM cấp, hai loại giấy tờ trên có thời hạn từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2013).

Ngày 15/5, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã gửi đến công an quận Tân Bình các thông tin liên quan đến ông  Afolayan Caleb. Theo đó, Afolayan Caleb đã sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh vào Việt Nam, đến ngày 14/6/2013, Caleb đã về nước và từ đó không quay lại.

Bà Ngọt khẳng định, chỉ mới biết thông tin chồng mình sử dụng giấy tờ giả. “Tôi chỉ mới biết thông tin này, còn việc giấy giả thế nào công an họ biết, họ giải quyết thôi. Nhưng có điều là ông sống ở đây, khi về đây ở cũng đăng ký lưu trú. Chuyện giấy tờ giả là của ông ấy chứ bản thân tôi không biết” - Bà Ngọt nói.

Tuy nhiên, bà Ngọt lại thông tin thêm: “Tôi đã đọc được nội dung phía đại sứ quán Nam Phi tại Hà Nội thông báo là số hộ chiếu đã hết hạn nên nó không tồn tại trong hồ sơ lưu trữ, chứ không phải là giả. Nếu là giấy tờ giả thì sao ông ấy có thể qua lại hải quan dễ dàng như vậy?”

Cơ quan công an đã bác đơn của bà Ngọt 
Hơn 1 năm chờ đợi và tuân thủ theo quy định của pháp luật, chị Hồng sắp nhận được số tiền 5 triệu yên

Luật sư Nguyễn Văn Trường – Văn phòng Luật sư Trường, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, vợ chồng bà Ngọt phải chứng minh tính hợp pháp của số tiền trên. Cụ thể phải chứng minh được số tiền đó từ đâu mà có, được mang về Việt Nam một cách hợp pháp hay không? Nếu không trực tiếp mang vào mà thông qua phương thức vận chuyển khác như qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chức năng thì cũng phải đầy đủ giấy tờ.

“Nếu không chứng minh được số tiền trên, người trình báo có thể bị phạt hành chính về hành vi dùng thủ đoạn gian dối hòng chiếm đoạt tài sản người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 18 Nghị định 73 ngày 12/7/2010 về xử phạt hành chính trong lãnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, theo đó người vi phạm có thể bị phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng” – Luật sư Trường khẳng định.

Luật sư Hà Hải (người hỗ trợ pháp lý cho chị Hồng) cho rằng, dù đã bác đơn của bà Ngọt nhưng công an quận Tân Bình lại tiếp tục đề nghị chị Hồng…chờ để công an quận Tân Bình có thời gian thành lập Hội đồng tư vấn và trên cơ sở, ý kiến xử lý của hội đồng tư vấn đó mới có thể tiến hành thủ tục bàn giao tài sản cho bà Hồng vì vụ việc này xưa nay chưa có tiền lệ và chưa từng xảy ra.

"Vụ việc đã quá rõ ràng thì việc công an quận Tân Bình thành lập hội đồng tư vấn là không cần thiết và gây thêm phiền phức cho dân, cụ thể trong trường hợp này là bà Hồng. Theo khoản 2 điều 239 , bà Hồng đã giao nộp tài sản cho cơ quan công an, sau đó cơ quan công an đã có trách nhiệm thông tin tìm chủ sở hữu rộng rãi trong thời gian một năm. Hết thời hạn nói trên, không ai đến nhận tài sản thì cơ quan công an chính là nơi có trách nhiệm trao lại tài sản cho bà Hồng” -  Luật sư Hà Hải nhấn mạnh.

Trung Kiên
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm