"Ngược đời" với xu hướng đầu tư vào thị trường BĐS "nguội lạnh"!

(Dân trí) - Đi ngược với xu thế chung và bất chấp sự biến động của thị trường, một bộ phận trong giới đầu tư địa ốc đã không ngần ngại “xuống tiền” ở những thị trường BĐS “nguội lạnh”!

Khi thị trường đã không còn những cơn “sốt”

“Nguội lạnh” là tình trạng để chỉ những thị trường hoặc sản phẩm BĐS kém sôi động về giao dịch. Trong những năm qua, thị trường BĐS Việt Nam đã chứng kiện sự “nóng sốt” tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Tp.HCM… Tuy nhiên, từ 2019, khi các thị trường “nóng sốt” nói trên bắt đầu chững lại để “nhường sân chơi” cho thị trường BĐS các tỉnh, xu hướng đầu tư càng trở nên đa dạng hơn.

Ngược đời với xu hướng đầu tư vào thị trường BĐS nguội lạnh! - 1

Cùng với xu thế chuyển dịch làn sóng đầu tư về những vùng đất mới giàu tiềm năng, nhiều nhà đầu tư đã chọn chiến thuật “ly tâm” - ngược dòng ra ngoại thành; đổ vốn về vùng trũng - tức khu vực giá BĐS còn rất thấp. Đồng thời, một bộ phận trong đó đã không ngần ngại “xuống tiền” ở những thị trường BĐS còn “nguội lạnh”!

Đầu tư vào thị trường “nguội lạnh”: ngược chiều nhưng nhạy bén

"Hãy sợ hãi khi người khác tham lam. Và hãy tham lam khi mọi người đang sợ hãi", triết lý đầu tư ngược chiều của Warrent Buffet đã giúp ông luôn ở top 5 tỷ phú thế giới trong suốt hơn hai thập kỷ vừa qua. Khi thị trường cho thấy dấu hiện biến động và nhiều người đang cố “rút chân” ra, Warrent Buffet lại bắt đồng tiền của mình làm việc.

Thực tế, chiến thuật “đi ngược đám đông” trong kinh doanh BĐS đã không còn là điều xa lạ. Điển hình gần đây là Tang Shing-bor, vị tỷ phú Hong Kong nổi tiếng bởi những thương vụ ngược trào lưu bằng cách tìm mua các BĐS công nghiệp bỏ hoang. Theo báo cáo từ Real Capital Analytics, Tang là người mua BĐS công nghiệp Hong Kong nhiều nhất năm 2019 – năm đỉnh điểm của cuộc biểu tình ở Hong Kong.

Có thể thấy, phần lớn các thương vụ của Tang đều đến từ dòng BĐS công nghiệp “nguội lạnh” trên thị trường. Bằng tài năng và sự nhạy bén, Tang đã tìm ra và cải tạo chúng trở thành những sản phẩm “nóng sốt” đối với đối tác, khách hàng. Trường hợp của Tang chứng minh rằng, việc “xuống tiền” tại các thị trường BĐS “nguội lạnh” vẫn có thể mở ra cơ hội sinh lời hấp dẫn cho các nhà đầu tư trung hạn và dài hạn. Bởi lẽ:

Thứ nhất, trong khi giá trị của BĐS ở thị trường “nóng sốt” đã đạt mức chạm đỉnh thì ngược lại, mức giá sản phẩm thuộc thị trường “nguội” vẫn đang ở mức sàn, thậm chí bằng với chi phí xây dựng hạ tầng, do đó dư địa tăng giá còn rất lớn.

Thứ hai, tiềm năng khai thác ở thị trường “nguội lạnh” còn rất lớn, với những điều kiện tự nhiên đặc sắc, quỹ đất còn rộng lớn, đủ điều kiện để hình thành các đại dự án. Các thị trường “nguội” đang dần thu hút các nhà phát triển BĐS chuyên nghiệp về nghiên cứu và hình thành dự án. Xu hướng này đang được nhiều “ông lớn” như FLC, Vingroup, TH Group triển khai ở nhiều thị trường tỉnh lẻ. Nhờ đó đã thúc đẩy sự phát triển về hạ tầng, giao thông, tạo nên sức hấp dẫn cho các dự án BĐS nơi đây.

Tất nhiên, việc xác định giá trị gia tăng của BĐS còn dựa trên nhiều yếu tố. Ngoài tác động vĩ mô, còn bao gồm các yếu tố do bản thân dự án tạo ra như vị trí, hạ tầng, pháp lý… đòi hỏi các nhà đầu tư cần có sự cẩn trọng và nhạy bén trước quyết định đầu tư của mình.

Ngược đời với xu hướng đầu tư vào thị trường BĐS nguội lạnh! - 2

Đất nền Kon Tum - sản phẩm "nguội" đang dần "nóng lên"

Vượt lên những biến động trong năm 2019, Kon Tum là một trong những địa phương có sự khởi sắc ấn tượng về kinh tế, xã hội và đặc biệt là lĩnh vực BĐS. Để đạt mục tiêu trở thành đô thị loại II vào 2020, chính quyền Kon Tum đã nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh… nhằm mục đích thu hút đầu tư. Kết quả, theo báo báo của UBND tỉnh Kon Tum, năm vừa qua, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh lần đầu tiên vượt mức 3000 tỷ đồng. Trong đó, thu tiền sử dụng đất ước thực hiện 750 tỷ đồng, đạt 375% so dự toán và bằng 166,8% so cùng kỳ 2018.

Hấp lực đầu tư của Kon Tum cũng được khẳng định với con số 57 dự án đầu tư phát triển đô thị, văn phòng - thương mại - dịch vụ - du lịch trong 2019. Về các dự án BĐS, đáng chú ý có Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum do Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư; Trung tâm thương mại và Shophouse Vincom Kon Tum của Tập đoàn Vingroup; Khu đô thị Megacity Kon Tum được Công ty cổ phần Vùng Đất Sáng - Bright Land phân phối...

Nhìn vào kết quả trên, có thể nói rằng thị trường BĐS Kon Tum đang trên đà “đi lên”, phát triển mạnh về sản phẩm cũng như đa dạng hóa các phân khúc. Đặc biệt, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng hiện có tiềm năng phát triển rất lớn, dựa trên nền tảng văn hóa đa dạng và đặc sắc, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.

Riêng đối với phân khúc đất nền tại Kon Tum - vốn được xem là sản phẩm “nguội” trên thị trường đang cho thấy sự “nóng” dần lên theo tốc độ đô thị hóa của tỉnh. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sẽ sinh lời cao từ phân khúc này. Bởi lẽ, đất nền vừa là công cụ đầu tư, lại là đơn vị giao dịch mang tính ước lệ, có tính thanh khoản cao và sẽ tăng giá cùng với sự phát triển của cơ sở giao thông hạ tầng.

Ngược đời với xu hướng đầu tư vào thị trường BĐS nguội lạnh! - 3

Đồng quan điểm trên, anh N.T.Tùng, một nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp đến từ Hà Nội cho biết, anh đã quyết định đầu tư vào đất nền tại Kon Tum với dự án Megacity Kon Tum bởi 3 lý do chính: giá bán hấp dẫn; pháp lý hoàn thiện và tiềm năng sinh lời.

“Thị trường khó khăn luôn mang đến những cơ hội nhất định. Kon Tum đang phát triển nhanh nhưng giá trị BĐS nhiều nơi vẫn chưa xứng tầm. Với bối cảnh hiện tại, tôi không kỳ vọng sản phẩm mình đầu tư sẽ tăng giá vài lần ngay lập tức. Nhưng tôi tin chắc rằng, những dự án chất lượng tại thị trường tiềm năng như Kon Tum sẽ mang đến cơ hội sinh lời rất hấp dẫn trong trung hạn”, anh Tùng nói.