Ngành sữa VN - Muốn hái quả ngọt, cần trồng cây tốt

Tăng trưởng khoảng 20%/năm, ngành sữa Việt Nam đang có tốc độ cao nhất trong số các ngành hàng tiêu dùng. Dù phát triển nóng, nhưng ngành công nghiệp sữa VN lại đang trong tình trạng “hái ngọn, không vun gốc” bởi phụ thuộc tới 70% nguyên liệu nhập khẩu.

Bò sữa tại trang trại của TH True Milk
Bò sữa tại trang trại của TH True Milk
 
Những chuyện chưa kể về sữa ở VN

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Vào cuối thế kỉ 19, ngành công nghiệp sữa hình thành với những nhà máy đầu tiên ở châu Âu. Lúc đó, người Việt chưa hề biết đến sữa và chưa từng dùng sữa.

Những con bò sữa đầu tiên được người Pháp đưa vào Việt Nam từ những năm 1920 để phục vụ cho chính nhu cầu của họ. Đến tận năm 1937, người Việt mới bắt đầu nuôi bò lấy sữa ở một vài trang trại miền Nam. Còn ở miền Bắc, việc nuôi bò sữa được ghi nhận từ năm 1962. Đàn bò sữa Việt Nam chỉ tăng nhanh từ 1986. Tuy nhiên, phải đến những năm 1990, ngành chăn nuôi bò sữa mới phát triển mạnh mẽ và thực sự trở thành một ngành sản xuất hàng hoá mới.

Sự khác biệt giữa văn hoá trồng trọt, chăn nuôi khiến người Việt hình thành thói quen uống sữa và dùng các sản phẩm từ sữa chậm hơn thế giới cả ngàn năm. Và nếu tính mốc năm 1990 thì ngành công nghiệp sản xuất sữa Việt cũng chậm hơn thế giới cả trăm năm.

Tuy nhiên, chưa đầy 20 năm phát triển, ngành sữa Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc từ sản xuất, chế biến đến mức tiêu thụ của người dân.

Số lượng đàn bò sữa 11.000 con (1990) lên 167.000 con (2012). Nếu như trước 1990, mới chỉ có một vài công ty sản xuất quy mô nhỏ với sản phẩm đơn điệu, sản xuất ra khoảng 12.000 tấn sữa/năm thì đến nay 25 công ty sản xuất và hàng trăm nhà phân phối, công ty nhập khẩu, văn phòng đại diện có nhập và bán sữa ở thị trường Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng sữa của người dân cũng tăng lên gấp 5 lần từ dưới 3 lít/người/năm (trước 1995) lên 15 lít/người/năm.

Nhiều chuyên gia đánh giá, hiện ngành sữa Việt đã ngang bằng với thế giới về công nghệ chế biến nhưng vẫn đang phải đối mặt với khó khăn muôn thủa: thiếu nguyên liệu đầu vào.

Theo Bộ Công thương, lượng sữa sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng 30% nhu cầu tiêu dùng và chủ yếu phục vụ sản xuất sữa nước. Trong 70% nhập khẩu thì có 50% là nhập sữa bột nguyên liệu và 20% là sữa thành phẩm.

Bước chuyển căn cơ cho ngành sữa

Nếu ngành sữa Việt vẫn tiếp tục phải nhập tới quá nửa sữa bột nguyên liệu thì người tiêu dùng sẽ vẫn phải mua sữa với mức giá đắt nhất thế giới. Và chắc chắn, cơ hội được dùng sữa tươi sạch sẽ đến được với ít người Việt hơn.

Từ sau quyết định 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam, số lượng bò sữa Việt Nam phát triển rất nhanh. Bò sữa được giao về hộ gia đình, nuôi trong HTX, trong các nông trường qui mô đầu tư lớn và hiện đại.  Tuy nhiên, dân vẫn khóc ròng vì bò sữa, dự án được đầu tư lớn vẫn thất bại. Càng phát triển đàn bò sữa thì ngành chăn nuôi VN càng lộ rõ các nhược điểm: nhỏ lẻ manh mún dễ gây dịch bệnh, năng suất kém, thiếu giống chất lượng, thiếu thức ăn chăn nuôi…

Trước tình hình trên, Thủ tướng đã phê duyệt quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 về Chiến lược phát triển chăn nuôi bò sữa đến 2020 để chuyển ngành chăn nuôi bò sữa VN sang giai đoạn phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp và công nghệ cao.
 
Thu hoạch cỏ bằng máy công suất lớn tại trang trại bò sữa
Thu hoạch cỏ bằng máy công suất lớn tại trang trại bò sữa

Theo quyết định này, các tỉnh sẽ quy hoạch lại vùng bò sữa từ vùng sản xuất chăn nuôi tới vùng nguyên liệu thức ăn,... và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó là những chính sách cụ thể khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại công nghiệp, quy mô tập trung nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tới thời điểm này, chính doanh nghiệp tư nhân lại tiên phong đầu tư các dự án chăn nuôi bò sữa quy mô lớn, công nghệ cao mà điển hình là TH true MILK.

Với 350 triệu USD đầu tư giai đoạn 1, TH true MILK hiện là dự án bò sữa quy mô lớn nhất Việt Nam được đầu tư bài bản với một chuỗi mắt xích hoàn hảo từ đồng cỏ tới ly sữa sạch. Áp dụng quy trình sản xuất khép kín hiện đại, quản lý chất lượng đồng bộ, trong vòng 3 năm, TH đã phát triển được đàn bò sữa hơn 35.000 con với sản lượng sữa tươi thu được lên đến 400 tấn/ngày. Thương hiệu này cũng tạo ra được một chuẩn mực mới về chất lượng sữa tươi nhờ tự chủ hoàn toàn nguồn nguyên liệu.

Bằng thực tế của mình, TH đã chứng minh một phương hướng phát triển đúng đắn của ngành chăn nuôi bò sữa nói riêng và ngành nông nghiệp VN nói chung. Đó là vận dụng công nghệ cao, những máy móc hiện đại nhất của thế giới vào ngành trồng trọt và chăn nuôi của nước nhà, chọn những giống bò sữa phả hệ rõ ràng và ưu tú nhất, tuyệt đối thực hiện quy trình công nghệ tiên tiến nhất.

Thực tế tai TH cũng giúp trả lời các câu hỏi đang tồn tại trong ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam về: xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, phát triển giống bò, sản xuất thức ăn cho đàn bò ngay trên đồng đất Việt Nam…

Liệu những mô hình như TH true Milk có được nhân rộng? Còn có cách nào khác để ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa ở VN? Các chuyên gia trong nước và quốc tế sẽ tiếp tục bàn luận vấn đề này trong “Hội thảo quốc tế ứng dụng công nghệ cao và phát triển bền vững sữa tươi sạch tại Việt Nam” ngày 28/11/2013.

Hi vọng rằng sau hội thảo này, Việt Nam sẽ có ngày càng nhiều các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa thành công để ngành sữa Việt không chỉ "hái ngọn" mà còn "xây từ gốc".

H.San

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước