An Giang:

Ngả mũ trước kỹ sư “chân đất” chế máy lột vỏ, tách hạt bắp

(Dân trí) - Không phải là kỹ sư cũng không phải nhà khoa học, nhưng anh Trần Công Nẻo ở huyện An Phú được các nhà khoa học và bà con nông dân trong và ngoài nước biết đến với biệt tài chế tạo máy phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Huyện An Phú (tỉnh An Giang) có hơn 600 ha đất sản xuất bắp, hàng năm sản lượng thu hoạch tăng đáng kể, theo đó thì ngoài việc lấy hạt để ăn hoặc làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, số cùi bắp trước đây nông dân phải vứt bỏ đi sau khi tách lấy hạt.


Kỹ sư chân đất Trần Công Nẻo

Kỹ sư "chân đất" Trần Công Nẻo

Với mục đích thu gom cùi bắp tồn động do người dân có thói quen thải ra môi trường xung quanh vừa làm mất vẻ mỹ quan, vừa gây mùi hôi thối, do đó anh Nẻo nghĩ: cần thiết phải có một công cụ giúp ích cho việc thu gom cùi bắp một cách khoa học, nhanh chóng, tiện lợi nên từ đó chiếc máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” ra đời giải quyết được vấn đề nêu trên.

Qua nhiều lần cải tiến máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” đã hoàn chỉnh với công suất hoạt động 5 tấn/giờ thay thế cho khoảng 10 công lao động.

“Nếu tính công lao động mỗi người làm công một ngày 150.000 đồng, 10 người bỏ công lột và tách hạt 2 tấn bắp mỗi ngày phải tốn chi phí là 1.500.000 đồng. Một công bắp thu hoạch xong ước đạt thấp nhất 1 tấn, với 10 nhân công phải mất 4 giờ đồng hồ để lột và tách hạt, trong khi đó sử dụng máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” thì 1 giờ đồng hồ có thể lột và tách hạt được 5 tấn bắp và chỉ cần 2 - 4 lao động", anh Nẻo cho biết.


Chiếc máy đã giúp nông dân đõ tốn công lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và góp phần tăng lợi nhuận khi bán được cùi bắp sáng các nước Đông nam Á.

Chiếc máy đã giúp nông dân đõ tốn công lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và góp phần tăng lợi nhuận khi bán được cùi bắp sáng các nước Đông nam Á.

Ngoài ra, anh Nẻo cho biết thêm, tính mới của giải pháp hữu ích này là: tách được riêng biệt giữa cùi và hạt bắp sau khi khi được lột vỏ. Phần cùi bắp đổ về hướng bên trái chiếc máy, phần hạt đổ về phía bên phải của chiếc máy. Kết cấu của chiếc máy này được liên kết bởi các thiết bị bằng sắt, thép, cao su.

Ưu điểm của máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” là hoạt động nhanh chóng, ít hao nhiên liệu, tiết kiệm được thời gian, nhân công lao động. Hạt bắp sau khi được tách ra rất đẹp. Máy có thể di chuyển một cách dễ dàng ra đồng ruộng.

Qua nhiều lần cải tiến máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” đã hoàn chỉnh với công suất hoạt động 5 tấn/giờ thay thế cho khoảng 10 công lao động.
Qua nhiều lần cải tiến máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” đã hoàn chỉnh với công suất hoạt động 5 tấn/giờ thay thế cho khoảng 10 công lao động.

Hiện chi phí, giá thành mua sắm máy không cao so với những công nghệ cao cấp ngoại nhập khác. Máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” là sáng kiến đầu tiên ở miền Tây và có thể xem là giải pháp hữu ích để giúp nông dân, nhà doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Sáng chế hữu ích này đã đạt giải nhì trong Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh An Giang hồi tháng 8/2015.

Theo Hội đồng giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật tinh An Giang đánh giá, khi ứng dụng máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” vào sản xuất sẽ góp phần tiết kiệm công lao động, thời gian, chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vì đã tận dụng được số lượng lớn cùi bắp thay vì đã bỏ đi trở thành nguyên liệu có ích để xuất khẩu sang Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á khác.

Bảo Phong

Ngả mũ trước kỹ sư “chân đất” chế máy lột vỏ, tách hạt bắp - 4